Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản kết nối tri thức học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tiêu chuẩn VietGAP nhấn mạnh yếu tố nào trong nuôi thủy sản?

  • A. An toàn thực phẩm
  • B. Bảo vệ môi trường
  • C. Sức khỏe động vật thủy sản
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Công nghệ IoT trong nuôi thủy sản giúp:

  • A. Theo dõi chất lượng nước tự động
  • B. Kiểm soát thức ăn
  • C. Quản lý dịch bệnh
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Phương pháp nào sau đây thường dùng để bảo quản sản phẩm thủy sản?

  • A. Đông lạnh
  • B. Đóng hộp
  • C. Sấy khô
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Chỉ thị phân tử được ứng dụng trong chọn giống thuỷ sản nhằm 

  • A. loại bỏ các cá thể mang gene bệnh.
  • B. nâng cao chất lượng của giống thuỷ sản.
  • C. chữa bệnh cho các giống thuỷ sản nhiễm bệnh.
  • D. chọn các cá thể mang gene mong muốn.

Câu 5: Việc bảo quản tinh trùng động vật thuỷ sản trong nitrogen lỏng nhằm mục đích gì?

  • A. bảo quản ngắn hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản.
  • B. tăng khả năng thụ tinh của tinh trùng.
  • C. con non sau khi được thụ tinh có sức đề kháng tốt hơn.
  • D. Bảo quản dài hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản.

Câu 6: Thức ăn thuỷ sản không bao gồm

  • A. thức ăn kích thích tăng trưởng.
  • B. thức ăn hỗn hợp.
  • C. chất bổ sung.
  • D. thức ăn tươi sống và nguyên liệu.

Câu 7: Thức ăn hỗn hợp có vai trò là

  • A. chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng để phì hợp với từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển thuỷ sản.
  • B. tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phẩn ăn, động vật tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • C. cung cấp chất dinh dưỡng (protein hàm lượng cao) cho động vật thuỷ sản, phù hợp với đặc tính bắt mồi chủ động.
  • D. phối chế thức ăn, cung cấp protein, năng lượng và chất phụ gia

Câu 8: Thức ăn hỗn hợp cần được bảo quản như thế nảo?

  • A. Đóng vào chai, đậy nút kín.
  • B. Đóng bao, bảo quản nơi khô, mát, thông thoáng.
  • C. Thức ăn được xếp đặt trực tiếp trên mặt đất.
  • D. Thức ăn có thể xếp trên kệ và có ánh nắng mặt trời.

Câu 9: Vì sao trong bảo quản thức ăn thuỷ sản, thức ăn đặt trên giá, kệ tránh tiếp xúc với sàn nhà hoặc tường.?

  • A. Để tránh nhiễm ẩm, mốc.
  • B. Để tránh bị mối mọt.
  • C. Để tránh bị chuột cắn.
  • D. Để tránh bị tiếp xúc với vi khuẩn.

Câu 10: Bước đầu tiên trong quá trình lên men đậu nành khô làm thức ăn cho động vật thuỷ sản là

  • A. nhân sinh khối vi sinh vật có lợi.
  • B. lên men.
  • C. đánh giá chế phẩm.
  • D. phối trộn.

Câu 11: Khi nuôi quản lí cá rô phi nuôi trong lồng, ta định kì vệ sinh lồng 

  • A. 2 tuần/lần(mùa hè), 1 tuần/lần(mùa đông).
  • B. 2 tuần/lần(mùa hè), 3 tuần/lần(mùa đông).
  • C. 1 tuần/lần (mùa hè), 2 tuần/lần(mùa đông).
  • D. 2 tuần/lần.

Câu 12: Vì sao khi thu hoạch ca rô phi phải dùng vợt mềm, có lưới mịn, đánh bắt nhẹ nhàng?

  • A. Không làm cá bị đau.
  • B. Không để cá bị đổi màu
  • C. Để tránh làm tổn thương cá.
  • D. Không làm ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của cá

Câu 13: Nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP là

  • A. quy phạm thực hành áp dụng trong nuôi trồng thuỷ sản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh.
  • B. nội quy thực hành áp dụng trong nuôi trồng thuỷ sản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, đảm bảo trách nhiệm xã hội, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, phát triển thuỷ sản bền vững.
  • C. luật thực hành áp dụng trong nuôi trồng thuỷ sản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, đảm bảo trách nhiệm xã hội, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, phát triển thuỷ sản bền vững. 
  • D. quy phạm thực hành áp dụng trong nuôi trồng thuỷ sản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, đảm bảo trách nhiệm xã hội, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, phát triển thuỷ sản bền vững.

Câu 14: Vì sao công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào hệ thống nuôi?

  • A. Do kiểm soát được nguồn nước và môi trường nuôi, hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
  • B. Do tăng sức đề kháng của con nuôi.
  • C. Do lọc sạch được chất bẩn, chất thải trong nước nuôi thuỷ sản.
  • D. Do tăng cường thêm oxygen hoà tan trong nước nuôi thuỷ sản.

Câu 15: Đâu không phải một phương pháp bảo quản thuỷ sản?

  • A. Phương pháp bảo quản lạnh.
  • B. Phương pháp làm khô.
  • C. Phương pháp ướp muối.
  • D. Phương pháp làm siro.

Câu 16: Cho các bước cơ bản để sản xuất nước mắm từ cá dưới đây:

  1. Chuẩn bị nguyên liệu.
  2. Rút và lọc mắm.
  3. Đóng chai
  4. Ủ chượp.

Thứ tự chính xác của sản xuất nước mắm truyền thống từ cá là

  • A. (1), (2), (3), (4).
  • B. (3), (2), (4), (1).
  • C. (1), (4), (2), (3).
  • D. (4), (3), (2), (1).

Câu 17: Đâu không phải vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản?

  • A. Bảo vệ các loài thuỷ sản, sức khoẻ con người.
  • B. Bảo vệ tài nguyên rừng.
  • C. Đảm bảo kinh tế xã hội.
  • D. Bảo vệ môi trường sinh thái.

Câu 18: Đâu không phải vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản?

  • A. Bảo vệ các loài thuỷ sản, sức khoẻ con người.
  • B. Bảo vệ tài nguyên rừng.
  • C. Đảm bảo kinh tế xã hội.
  • D. Bảo vệ môi trường sinh thái.

Câu 19: Nguyên nhân dẫn đến bệnh lồi mắt ở cá rô phi là

  • A. liên cầu khuẩn Gram dương: Steptococcus agalatiae.
  • B. liên cầu khuẩn Gram âm: Steptococcus agalatiae.
  • C. liên cầu khuẩn Gram dương: Neisseria gonorrhoeae.
  • D. liên cầu khuẩn Gram âm: Neisseria gonorrhoeae.

Câu 20: Phòng bệnh lồi mắt ở cá rô phi bằng cách

  • A. Sát khuẩn, khử trùng nguồn nước, chế độ ăn phù hợp.
  • B. Trồng thêm nhiều loại cây thuỷ sinh.
  • C. Lắp thêm quạt nước.
  • D.Che chắn mặt ao, hồ bằng lưới đen.

Câu 21: Nội dung bước 1 trong quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh phòng, trị bệnh thủy sản là

  • A. phân lập, tuyển chọn chủng vi sinh vật có khả năng phòng, trị bệnh thủy sản.
  • B. nuôi cấy và nhân sinh khối các chủng vi sinh vật trong môi trường và điều kiện thích hợp.
  • C. phối trộn sinh khối vi sinh vật với cơ chất thích hợp để tạo chế phẩm.
  • D. đóng gói, bảo quản và sử dụng.

Câu 22: Hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao gồm

  • A. bảo vệ các loài thủy sản lâu năm.
  • B. bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.
  • C. bảo vệ khu mua bán thủy sản.
  • D. bảo vệ khu vực hải sản tập trung sinh sản.

Câu 23: Các tổ chức, cá nhân phải

  • A. sử dụng chế phẩm sinh học khi nuôi trồng thủy sản.
  • B. ứng dụng công nghệ hóa học trong phòng bệnh thủy sản.
  • C. phá bỏ đường di cư để nhân giống thuần chủng một số loài thủy sản có hiệu quả kinh tế cao.
  • D. tuân theo quy định của pháp luật khi tiến hành hoạt động thủy sản.

Câu 24: Để khai thác thủy sản đạt hiệu quả và bền vững cần

  • A. đề xuất kế hoạch thực hiện với chủ tịch tỉnh.
  • B. kí hợp đồng dài hạn với chủ đầu tư của khu nuôi trồng thủy sản.
  • C. đóng thuế đầy đủ.
  • D. thực hiện đầy đủ các quy định của luật về khai thác nguồn lợi thủy sản.

Câu 25: Nguyên lí hoạt động của phương pháp lưới kéo là

  • A. dùng hóa chất làm thủy sản tạm thời không xác định được phương hướng.
  • B. lưới được thả chặn ngang đường di chuyển của thủy sản, thủy sản trên đường di chuyển sẽ bị vướng vào lưới và bị giữ lại.
  • C. dùng mồi dụ hải sản.
  • D. lọc nước, bắt thủy sản.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác