Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản kết nối tri thức học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Loại thức ăn nào sau đây là thức ăn công nghiệp cho thủy sản?

  • A. Thức ăn dạng viên
  • B. Thức ăn thô xanh
  • C. Thức ăn tự nhiên
  • D. Mùn bã hữu cơ

Câu 2: Chế biến thức ăn thủy sản bằng phương pháp nào giúp gia tăng giá trị dinh dưỡng?

  • A. Lên men
  • B. Xay nhuyễn
  • C. Rang khô
  • D. Đun sôi

Câu 3: Loài thủy sản nào sau đây được nuôi phổ biến ở Việt Nam?

  • A. Cá tra
  • B. Tôm sú
  • C. Cá rô phi
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Một số chất kích thích sinh sản được sử dụng phổ biến trong sản xuất cá hiện nay là

  • A. GH.
  • B. Hormone thyroxine.
  • C. Hormone juvenile, ecdysone.
  • D. LRHa, HCG, PG, và GnRHa,…

Câu 5: Lợi ích của sử dụng chất kích thích sinh sản trong nhân giống thuỷ sản là

  • A. giúp chọn lọc được giới tính của con giống.
  • B. giúp chọn lọc được các gene mong muốn.
  • C. giúp sản xuất cá giống trên quy mô lớn và chủ động.
  • D. giúp loại bỏ các con giống yếu ớt, bệnh tật.

Câu 6: Nguyên liệu có vai trò là

  • A. chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng để phì hợp với từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển thuỷ sản.
  • B. tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phẩn ăn, động vật tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • C. cung cấp chất dinh dưỡng (protein hàm lượng cao) cho động vật thuỷ sản, phù hợp với đặc tính bắt mồi chủ động.
  • D. phối chế thức ăn, cung cấp protein, năng lượng và chất phụ gia

Câu 7: Trong chế biến thức ăn thuỷ sản, chế biến thức ăn công nghiệp có bao nhiêu bước?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 8: Trong chế biến thức ăn thuỷ sản, chế biến thức ăn thủ công có đặc điểm

  • A. thực hiện ở quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình.
  • B. thức ăn có thời gian bảo quản dài.
  • C. thực hiện ở quy mô hớn.
  • D. sử dụng các loại máy móc hiện đại.

Câu 9: Bước cuối cùng trong quá trình lên men đậu nành khô làm thức ăn cho động vật thuỷ sản là

  • A. nhân sinh khối vi sinh vật có lợi.
  • B. lên men.
  • C. làm khô và đóng gói.
  • D. phối trộn.

Câu 10: Trong bước phối trộn của quá trình lên men khô đậu nành, ta phối trộn khô đậu nành với

  • A. men rượu.
  • B. men nở.
  • C. men giấm.
  • D. sinh khối vi sinh vật lên men.

Câu 11: Đặc điểm của bãi nuôi ngao Bến Tre là

  • A. không bị ô nhiễm, có đáy cát bùn (cát chiếm 20%), độ mặn cao.
  • B. không bị ô nhiễm, có đáy cát bùn (cát chiếm 60% đến 80%), độ mặn từ 1,5-2,5%
  • C. không bị ô nhiễm, có đáy cát bùn (cát chiếm 10%), độ mặn khoảng 1%.
  • D. không bị ô nhiễm, có đáy cát bùn (cát hiếm 90%), độ mặn 0%

Câu 12: Trước khi thả giống ngao, bãi cần được san phẳng sau đó tạo các rãnh nhỏ để

  • A. giữ lại một bút nước biển trong rãnh.
  • B. thuỷ triều rút chậm hơn.
  • C. cho thuỷ triều rút xuống không bị ứ đọng nước.
  • D. thuỷ triều rút nhanh hơn.

Câu 13: Lợi ích của nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP đối với người tiêu dùng là

  • A. giảm vốn, chất lượng sản phẩm ổn định, tạo dựng được nhiều mối quan hệ tốt.
  • B. làm việc trong môi trường an toàn đảm bảo vệ sinh, nâng cao kĩ năng lao động.
  • C. biết rõ nguồn gốc thực phẩm, công bằng trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn.
  • D. có nguồn nguyên liệu đảm bảo, giảm chi phí kiểm tra, có cơ hội xuất khẩu.

Câu 14: Theo tiêu chuẩn VietGAP, trong quản lí môi trường

  • A. sử dụng quạt nước để tăng lượng khí oxygen nhất là vào buổi trưa, ngày nắng.
  • B. hằng năm kiểm tra, thao dõi các yếu tố môi trường để có biện pháp xử lí kịp thời.
  • C. hằng ngày phải thay toàn bộ nước nuôi thuỷ sản.
  • D. định kì sử dụng các chế phẩm sinh học làm sạch môi trường ao nuôi.

Câu 15: Mô hình dưới đây là mô hình của hệ thống gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Mô hình hệ thống nuôi thuỷ sản công nghệ biofloc.
  • B. Mô hình hệ thống nuôi thuỷ sản công nghệ biofloc kết hợp trồng rau.
  • C. Mô hình hệ thống nuôi thuỷ sản tuần hoàn kết hợp trồng rau.
  • D. Mô hình hệ thống nuôi thuỷ sản tuần hoàn.

Câu 16: Vì sao thuỷ sản sau khi chế biến, khi đóng hộp sẽ bảo quản được lâu hơn?

  • A. Vì trong hộp kín không có oxygen để vi sinh vật phát triển.
  • B. Vì hộp kín và được thanh trùng để tiêu diệt hoặc kìm hãm toàn bộ vi sinh vật gây hỏng.
  • C. Vì đóng hộp sẽ hạn chế tiếp xúc với vi sinh vật ngoài không khí.
  • D. Vì đóng hộp tạo áp suất lớn lên thuỷ sản.

Câu 17: Cho các nhận định sau :

  1. Phương pháp bảo quản lạnh là sử dụng nhiệt độ thấp để ức chế sự hoạt động của enzyme và các vi sinh vật gây hại.
  2. Phương pháp làm khô là làm khô thuỷ sản bằng cách sử dụng các chất hút ẩm.
  3. Công nghệ polyurethane là sử dụng vật liệu polyurethane để đóng hầm bảo quản, tăng chất lượng hải sản sau khai thác.
  4. Công nghệ sinh học sản xuất surimi từ cá rô phi.
  5. Phương pháp có thể bảo quản thuỷ sản từ 6 tháng đến 1 năm là công nghệ nano UFB.

Số nhận định chưa chính xác là:

  • A. 1. 
  • B. 2. 
  • C. 3.
  • D. 4. 

Câu 18: Đâu không phải là một biện pháp nâng cao hiệu quả phòng bệnh cho động vật thuỷ sản?

  • A. Tắm cho cá bằng các dung dịch sát khuẩn.
  • B. Sử dụng các loại thảo dược có khả năng phòng bệnh.
  • C. Xả nước nuôi thuỷ sản ra môi trường tự nhiên khi chưa xử lí
  • D. Cho ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho con nuôi.

Câu 19: Hình ảnh con tôm dưới đây đang mắc bệnh gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Bệnh đốm trắng.
  • B. Bệnh đậu mùa.
  • C. Bệnh lở loét.
  • D. Bệnh đốm đen.

Câu 20: Tác nhân gây bệnh gan thận mủ là 

  • A. liên cầu khuẩn khuẩn Gram dương: Steptococcus agalatiae.
  • B. liên cầu khuẩn khuẩn Gram âm: Steptococcus agalatiae.
  • C. trực khuẩn Gram âm: Edwardsiella ictaluri.
  • D. trực khuẩn Gram dương : Edwardsiella ictaluri.

Câu 21: Loại thảo dược có thể dùng để phòng, trị bệnh thủy sản là

  • A. nấm đỏ tán trắng.
  • B. xuyên tâm liên.
  • C. lá ngón.
  • D. cà độc dược.

Câu 22: Cho các bước cần thực hiện trong quy trình phát hiện virus (có vật chất di truyền DNA) gây bệnh thủy sản sau:

  1. Nhân bản đoạn gene đặc hiệu của tác nhân gây bệnh bằng phản ứng PCR.
  2. Thu mẫu thủy sản.
  3. Tách chiết DNA tổng số.
  4. Điện di và kiểm tra sản phẩm PCR.

Thứ tự đúng là

  • A. (1)-(2)-(3)-(4).
  • B. (2)-(3)-(1)-(4).
  • C. (4)-(3)-(2)-(1).
  • D. (3)-(2)-(4)-(1).

Câu 23: Vì sao thả bổ sung những loài thủy sản quý, hiếm vào thủy vực tự nhiên giúp tăng nguồn lợi thủy sản?

  • A. Vì thả những loài thủy sản quý, hiếm vào thủy vực tự nhiên giúp chúng tăng số lượng, tăng khả năng sinh sản.
  • B. Vì thả những loài thủy sản quý, hiếm vào thủy vực tự nhiên giúp chúng tăng hóa chất kích thích sinh trưởng.
  • C. Vì thả những loài thủy sản quý, hiếm vào thủy vực tự nhiên giúp chúng tăng lượng oxygen dùng để cung cấp cho các hoạt động sống.
  • D. Vì thả những loài thủy sản quý, hiếm vào thủy vực tự nhiên giúp chúng tăng khả năng hấp thụ hợp chất hóa học.

Câu 24: Việc đầu tiên cần làm khi thu lưới và bắt thủy sản trong phương pháp lưới kéo là

  • A. giảm tốc độ kéo, thu lưới bằng máy tời chuyên dụng.
  • B. nuôi cấy và nhân sinh khối các chủng vi sinh vật mới.
  • C. phối trộn sinh khối vi sinh vật với cơ chất thích hợp để tạo chế phẩm.
  • D. dịch mã gene của các loài thủy sản đánh bắt được.

Câu 25: Khi thu lưới và bắt thủy sản cần lưu ý điều gì?

  • A. Cần chú ý hàm lượng muối trong nước biển.
  • B. Cần chú ý lượng nước ở khu vực bắt.
  • C. Cần chú ý tình trạng thủy sản lúc bắt.
  • D. Cần chú ý vận tốc của tàu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác