Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản kết nối tri thức học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phòng trị bệnh thủy sản giúp:

  • A. Tăng năng suất
  • B. Giảm thiệt hại kinh tế
  • C. Bảo vệ môi trường nước
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Loại bệnh phổ biến ở tôm do vi khuẩn gây ra là:

  • A. Bệnh hoại tử gan tụy
  • B. Bệnh nấm mang
  • C. Bệnh đốm trắng
  • D. Bệnh đóng rong

Câu 3: Công nghệ sinh học có thể áp dụng vào phòng trị bệnh thủy sản thông qua:

  • A. Sử dụng chế phẩm sinh học
  • B. Vaccine sinh học
  • C. Quản lý môi trường bằng vi sinh vật có lợi
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Ngoài nhiệt độ, thời gian bảo quản dài hạn dựa vào các yếu tố nào?

  • A. Độ ẩm không khí, tia UV (ánh nắng mặt trời).
  • B. Loài cá, chất lượng tinh trùng, tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản, phương pháp hạ nhiệt,…
  • C. Chất bảo quản, độ ẩm không khí, loài cá.
  • D. Tia UV ( ánh nắng mặt trời), loài cá, tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản.

Câu 5: Trong thức ăn chăn nuôi, các chất vô cơ là

  • A. khoáng đa lượng.
  • B. protein, lipid, carbonhydrate,…
  • C. nước.
  • D. khoáng đa lượng và khoáng vi lượng.

Câu 6: Thức ăn tươi sống có vai trò là

  • A. chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng để phì hợp với từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển thuỷ sản.
  • B. tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phẩn ăn, động vật tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • C. cung cấp chất dinh dưỡng (protein hàm lượng cao) cho động vật thuỷ sản, phù hợp với đặc tính bắt mồi chủ động.
  • D. phối chế thức ăn, cung cấp protein, năng lượng và chất phụ gia.

Câu 7: Thức ăn tươi sống cần được bảo quản như thế nào? 

  • A. Bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thường.
  • B. Bảo quản ở nhiệt độ cao.
  • C. Bảo quản nhiệt độ thấp như kho lạnh, tủ lạnh,…
  • D. Bảo quản  nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời.

Câu 8: Thức ăn hỗn hợp và chất bổ sung bảo quản ở nhiệt độ thường nhưng thức ăn tươi sống phải bảo quản lạnh vì

  • A. thức ăn tươi sống có nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • B. thức ăn tưới sống có hàm lượng protein cao hơn.
  • C. thức ăn tươi sống có hàm lượng nước cao hơn.
  • D. thức ăn tươi sống không chứa nước.

Câu 9: Trong quá trình làm khô và đóng gói chế phẩm men khô đậu nành, ta sấy chế phẩm ở 40oC cho đến khi

  • A. độ ẩm đạt 50%.
  • B. độ ẩm trên 50%.
  • C. độ ẩm 20%.
  • D. độ ẩm 9 - 11%.

Câu 10: Vì sao bảo quản thức ăn thuỷ sản, con người bổ sung một số loại enzyme và chế phẩm vi sinh?

  • A. để thức ăn không bị các loại côn trùng, chuột ăn.
  • B. để thức ăn không bị phân huỷ.
  • C. để ức chế nấm mốc, vi khuẩn vì thức ăn thuỷ sản có nhiều protein nên dễ bị vi sinh vật gây hại.
  • D. để tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn, vi sinh vật có trong thức ăn.

Câu 11: Khi quản lí môi trường nuôi tôm, định kì thay nước là

  • A. 2 – 3 ngày/lần thay từ 50% đến 60% thể tích nước trong ao.
  • B. 2 tuần/lần thay từ 20% đến 30% thể tích nước trong ao.
  • C. 4 – 5 ngày/lần thay từ 20% đến 30% thể tích nước trong ao.
  • D. 1 tuần/lần thay từ 50% đến 60% thể tích nước trong ao.

Câu 12: Khi vệ sinh ao nuôi tôm thẻ chân trắng, đối với ao nuôi dưới hình ta nên làm thế nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Cần xịt rửa, khử trùng bạt trước khi nuôi.
  • B. Cần thay mới hệ thống bạt 1 tuần/lần.
  • C. Xếp đè nhiều tấm bạt lên nhau, mỗi mùa vụ bỏ đi 1 chiếc.
  • D. Lắp đặt hệ thống robot tự dọn dẹp bạt.

Câu 13: Theo tiêu chuẩn VietGAP, trong quản lí và chăm sóc

  • A. sử dụng thức ăn giống nhau cho tất cả các giai đoạn phát triển của động vật thuỷ sản.
  • B. thức ăn bị nấm mốc có thể rửa sạch và sấy khô rồi dùng tiếp.
  • C. cho ăn vào chiều mát hoặc sáng sớm, lượng thức ăn và cách ăn phù hợp.
  • D. sử dụng hormone tăng trưởng để động vật thuỷ sản lớn nhanh hơn.

Câu 14: Vì sao vào ban đêm, vào nhưng ngày trời âm u và các tháng cuối vụ phải quan tâm đến việc sử dụng quạt nước để tăng lượng khí oxygen hoà tan cho ao nuôi?

  • A. Ban đêm, vào những ngày trời âm u và các tháng cuôi vụ nuôi là lúc quá trình hô hấp bị ảnh hưởng khiến cho oxygen bị giảm xuống.
  • B. Ban đêm, vào những ngày trời âm u và các tháng cuôi vụ nuôi là lúc quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng khiến cho oxygen bị giảm xuống.
  • C. Ban đêm, vào những ngày trời âm u và các tháng cuôi vụ nuôi là lúc quá trình quang hợp bị ảnh hưởng khiến cho oxygen bị giảm xuống.
  • D. Ban đêm, vào những ngày trời âm u và các tháng cuôi vụ nuôi là lúc oxygen từ không khí khuếch tán vào nước ít nhất.

Câu 15: Cho sơ đồ thành phần và nguyên lí của hệ thống nuôi thuỷ sản tuần hoàn dưới đây. Số 1 là bể nuôi thuỷ sản.

TRẮC NGHIỆM

Vị trí số 2 trong sơ đồ là

  • A. Bể chứa nước thải hoà tan.
  • B. Bể chứa nước sạch sau xử lí.
  • C. Bể lọc cơ học.
  • D. Bể lọc sinh học.

Câu 16: Công nghệ polyurethane là

  • A. sử dụng vật liệu polyurethane để ướp hải sản sau khi khai thác từ biển.
  • B. sử dụng vật liệu polyurethane để đóng hầm bảo quản, tăng chất lượng hải sản sau khai thác.
  • C. Sử dụng vật liệu polyurethane làm túi đựng hải sản sau khi khai thác.
  • D. Sử dụng vật liệu polyurethane làm thùng đựng hải sản.

Câu 17: Phương pháp có thể bảo quản thuỷ sản từ 6 tháng đến 1 năm là

  • A. phương pháp làm khô.
  • B. bảo quản lạnh.
  • C. phương pháp ướp muối.
  • D. công nghệ nano UFB.

Câu 18: Bệnh hoạt tử thần kinh có tác nhân là

  • A. Betanodavirus.
  • B.  vi khuẩn Betanoda
  • C. liên cầu khuẩn khuẩn Gram dương: Steptococcus agalatiae.
  • D. trực khuẩn Gram âm: Edwardsiella ictaluri.

Câu 19: Bệnh đốm trắng do virus trên tôm chưa có thuốc đặc trị, vì vậy

  • A. phòng bệnh là biện pháp chủ yếu để hạn chế dịch bệnh.
  • B. khi dịch bệnh xảy ra, xả thải hết nước ao tôm bệnh ra ngoài.
  • C. Tôm bệnh chết có thể làm thức ăn cho động vật khác.
  • D. Tôm nghi ngờ bị bệnh cần đưa ra khỏi khu vực nuôi tới khu vực khác an toàn hơn.

Câu 20: Trong nuôi trồng thủy sản, vaccine ra đời nhờ ứng dụng công nghệ sinh học là

  • A. vaccine viêm não.
  • B. vaccine DNA.
  • C. vaccine ho gà.
  • D. vaccine bạch hầu.

Câu 21: Một bạn muốn chẩn đoán bệnh đốm trắng trên tôm tại ao nuôi. Bạn này có thể dùng

  • A. kĩ thuật PCR.
  • B. kít chẩn đoán.
  • C. nhân bản vô tính.
  • D. quá trình phiên mã.

Câu 22: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản có mấy ý nghĩa chính?

  • A. 3.
  • B. 5.
  • C. 6.
  • D. 4.

Câu 23: Phải làm gì để khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật, thân thiện với môi trường?

  • A. Tập trung khai thác các loài thủy sản quý, hiếm.
  • B. Khai thác triệt để các loài thủy sản có nguy cơ tuyệt chủng.
  • C. Không đánh bắt thủy sản bằng những phương pháp mang tính hủy diệt.
  • D. Không khai thác thủy sản trong khu vực cho phép săn bắt.

Câu 24: Trong phương pháp lưới vây, có thể thăm dò thủy sản dựa vào

  • A. quan sát hướng gió.
  • B. quan sát màu nước biển.
  • C. khảo sát độ ẩm không khí.
  • D. khảo sát nồng độ cồn.

Câu 25: Nguyên lí hoạt động của phương pháp lưới rê là

  • A. dùng hóa chất làm thủy sản tạm thời không xác định được phương hướng.
  • B. lưới được thả chặn ngang đường di chuyển của thủy sản, thủy sản trên đường di chuyển sẽ bị vướng vào lưới và bị giữ lại.
  • C. dùng mồi dụ hải sản.
  • D. lọc nước, bắt thủy sản.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác