Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản kết nối tri thức học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công việc nào sau đây không thuộc chăm sóc rừng?

  • A. Làm cỏ, bón phân cho rừng trồng
  • B. Tỉa thưa cây rừng để cây phát triển tốt hơn
  • C. Khai thác toàn bộ rừng trồng khi đến tuổi thu hoạch
  • D. Phòng trừ sâu bệnh hại cây rừng

Câu 2: Công đoạn đầu tiên khi trồng rừng là gì?

  • A. Lựa chọn giống cây phù hợp
  • B. Làm đất và chuẩn bị hố trồng
  • C. Bón phân cho cây trồng
  • D. Trồng cây và tưới nước

Câu 3: Ngành thủy sản có vai trò chủ yếu nào sau đây?

  • A. Đảm bảo an ninh quốc phòng
  • B. Cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng cho con người
  • C. Tăng thu nhập cho ngành nông nghiệp
  • D. Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ

Câu 4: Lâm nghiệp là ngành

  • A. kinh tế - xã hội.
  • B. nông nghiệp - thủy sản.
  • C. xã hội - môi trường.
  • D. kinh tế - kĩ thuật.

Câu 5: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu tỉ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 45% vào năm nào?

  • A. 2021.
  • B. 2025.
  • C. 2030.
  • D. 2050.

Câu 6: Máy cơ giới trong hình ảnh sau có công dụng gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Máy sản xuất dăm gỗ.
  • B. Máy thu gom gỗ.
  • C. Máy cưa gỗ.
  • D. Máy làm ván ép.

Câu 7: Trong giai đoạn 2012 đến 2017, có 89% diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam bị mất là do

  • A. cháy rừng.
  • B. biến đổi khí hậu.
  • C. chuyển đổi mục đích sử dụng.
  • D. chăn thả gia súc.

Câu 8: Vì sao khai thác không hợp lí gỗ và các sản phẩm khác từ rừng là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng tự nhiên?

  • A. Vì dễ dẫn đến các hoạt động khai thác rừng trái phép, phá rừng để lấy gỗ và lâm sản khác.
  • B.Vì dễ gây cháy rừng.
  • C.Vì dễ gây bệnh cho thú rừng.
  • D.Vì dễ dẫn đến các thiên tai khác

Câu 9: Rừng phòng hộ cửa sông có vai trò

  • A. che chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông.
  • B. điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, cung cấp nước vào mùa khô, hạn chế xói mòn đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ.
  • C. ngăn sóng, bảo vệ công trình ven biển, ccó định bùn cát lắng đọng để hình thành đất mới.
  • D. điều hoà không khí, bảo vệ môi trường sinh thái tại các khu dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị.

Câu 10: Hình ảnh dưới đây là của loại rừng phòng hộ nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Rừng phòng hộ ven biển.
  • B. Rừng phòng hộ cửa sông.
  • C. Rừng phòng hộ đầu nguồn.
  • D. Rừng phòng hộ khu dân cư.

Câu 11: Nhóm cây sinh trưởng nhanh có đặc điểm

  • A. đường kính bình quân đạt từ 2 cm/năm.
  • B. năng suất trung bình đặt từ 15 m2/ha/năm.
  • C. đường kính bình quân đạt từ 2 cm/năm hoặc năng suất trung bình đặt từ 15 m2/ha/năm.
  • D. đường kính bình quân đạt từ 2 cm/năm và năng suất trung bình đặt từ 15 m2/ha/năm.

Câu 12: Hình ảnh dưới đây là giai đoạn phát triển nào của cây?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Giai đoạn non.
  • B. Giai đoạn thành thục.
  • C. Giai đoạn gần thành thục.
  • D. Giai đoạn già cỗi.

Câu 13: Nên làm cỏ, vun xới định kì trong khoảng

  • A. 1 năm sau khi trồng.
  • B. 2 năm liên tục sau khi trồng.
  • C. 3 năm liên tục sau khi trồng.
  • D. 4 năm liên tục sau khi trồng.

Câu 14: Hình ảnh dưới đây là trồng rừng bằng kĩ thuật nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Phương thức gieo hạt toàn diện.
  • B. Phương thức gieo hạt cục bộ.
  • C. Trồng cây con bằng rễ trần.
  • D. Trồng cây con có bầu.

Câu 15: Việc khai thác rừng phải được thực hiện theo

  • A. công ước quốc tế về thương mại các loài động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm.
  • B. quy định của từng địa phương.
  • C. đúng quy định của pháp luật, phù hợp với chiến lược lâm nghiệp, đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
  • D. chủ khu rừng chỉ đạo, làm sao để sản lượng lâm sản thu được tối đa.

Câu 16: Khai thác dần là hình thức khai thác được thực hiện bằng cách

  • A. chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định trong một mùa khai thác.
  • B. chặt toàn bộ cay rừng ở một khu vực nhất định (khoảng chặt), được thực hiện trong nhiều mùa với thời gian kéo dài.
  • C. chọn chặt các cây đã thành thục, giữ lại những cây non, cây có phẩm chất tốt và sức sống mạnh.
  • D. chọn chặt những cây non và cây già cỗi, giữ lại những cây thành thục để bảo vệ đất.

Câu 17: Hình thức khai thác nào là chặt toàn bộ cây rừng?

  • A. Khai thác trắng.
  • B. Khai thác chọn.
  • C. Khai thác dần và khai thác trắng.
  • D. Khai thác dần và khai thác chọn.

Câu 18: Đâu không phải lợi thế của điều kiện tự nhiên ở Việt Nam đối với phát triển thuỷ sản là

  • A. 3/4 địa hình là đồi núi, nhiều rừng cây.
  • B. Bờ biển dài hơn 3 260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
  • C. Nguồn thuỷ sản khá phong phú.
  • D. Dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm, rừng ngập mặn, sông, suối, kênh, rạch,… thích hợp nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ, ngọt.

Câu 19: Để phát triển thuỷ sản bền vững cần tăng tỉ lệ nuôi, giảm tỉ lệ khai thác vì

  • A. giảm áp lực lên nguồn thuỷ sản tự nhiên và tăng thu nhập cho người dân.
  • B. tăng thêm thu nhập cho người dân.
  • C. giảm áp lực lên nguồn thuỷ sản tự nhiên.
  • D. tăng áp lực lên nguồn thuỷ sản tự nhiên và tăng thu nhập cho người dân.

Câu 20: Đâu không phải một phương thức nuôi thuỷ sản ở Việt Nam?

  • A. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh.
  • B. Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.
  • C. Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh.
  • D. Nuôi trồng thuỷ sản xen canh.

Câu 21: Nhược điểm của nuôi trồng thuỷ sản quảng canh là

  • A. vốn đầu tư lớn, rủi ro cao nếu người nuôi không nắm vững kiến thức.
  • B. chưa áp dụng công nghệ cao nên năng suất chưa phải là cao nhất.
  • C. năng suất và sản lượng thấp; quản lí và vận hành khó khăn.
  • D. thuỷ sản sinh trưởng và phát triển kém.

Câu 22: Vì sao phải chuẩn bị ao nuôi tốt, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về môi trường nuôi thuỷ sản?

  • A. Để loại bỏ chất thải, tạo môi trường tốt cho thuỷ sản sinh trưởng và phát triển.
  • B. Để loại bỏ vi sinh vật gây hại, tạo môi trường tốt cho thuỷ sản sinh trưởng và phát triển.
  • C. Để loại bỏ chất thải và sinh vật gây hại, tạo môi trường tốt cho thuỷ sản sinh trưởng và phát triển.
  • D. Để tăng nồng độ oxygen hoà tan trong nước giúp thuỷ sản dễ dàng hô hấp dưới nước.

Câu 23: Bước đầu tiên trong thí nghiệm xác độ mặn, pH, hàm lượng oxygen hoà tan của nước là

  • A. đo các chỉ tiêu.
  • B. đọc kết quả.
  • C. chuẩn bị tiêu bản.
  • D. khởi động thiết bị đo.

Câu 24: Trước khi nuôi tôm, người ta thường sử dụng hoá chất như chlorine hay thuốc tím để

  • A. lắng lọc các chất rắn lơ lửng trong nước.
  • B. lọc màu nước.
  • C. diệt tạp, diệt khuẩn.
  • D. kích tích trứng tôm, cá nở thành ấu trùng.

Câu 25: Cho các bước cơ bản xử lí nguồn nước trước khi nuôi thuỷ sản sau:

  1. Diệt tạp, khử khuẩn.
  2. Bón phân gây màu.
  3. Lắng lọc.
  4. Khử hoá chất.

Thứ tự các bước cơ bản xử lí nguồn nước trước khi nuôi thuỷ sản là

  • A. (1), (2), (3), (4).
  • B. (4), (2) , (3), (1).
  • C. (3), ( 1), (4), (2).
  • D. (2), (4), (1), (3).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác