Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Triển vọng nào sau đây được kỳ vọng đối với ngành lâm nghiệp Việt Nam?

  • A. Giảm diện tích rừng tự nhiên.
  • B. Phát triển rừng bền vững.
  • C. Khai thác cạn kiệt tài nguyên rừng.
  • D. Chỉ tập trung vào trồng cây lấy gỗ.

Câu 2: Hoạt động nào sau đây không thuộc lâm nghiệp cơ bản?

  • A. Khai thác gỗ.
  • B. Trồng và chăm sóc rừng.
  • C. Đánh bắt cá trên sông.
  • D. Bảo vệ rừng.

Câu 3: Quá trình sinh sản của cá và tôm chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi yếu tố nào?

  • A. Ánh sáng, nhiệt độ, và độ mặn của nước
  • B. Loại thức ăn mà cá, tôm sử dụng
  • C. Độ sâu của ao nuôi
  • D. Hướng gió và mức độ tiếng ồn

Câu 4: Trồng rừng phòng hộ xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị có vai trò chủ yếu là

  • A. giúp điều hoà không khí, bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực đó.
  • B. cung cấp nguyên liệu gỗ cho một số ngành sản xuất trong khu vực.
  • C. điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hạn chế xói mòn.
  • D. chắn cát để bảo vệ đường giao thông và tạo môi trường sống cho các động vật hoang dã.

Câu 5: Vì sao rừng lại có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học?

  • A. Rừng là môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật, vi sinh vật.
  • B. Rừng sinh ra nhiều nguồn gene mới.
  • C. Rừng có khả năng làm sạch không khí cho các loài động vật sinh sống.
  • D. Rừng có thể cung ứng dịch vụ du lịch.

Câu 6: Đâu không phải giải pháp chủ yếu khắc phục suy thoái tài nguyên rừng?

  • A. Giao, cho thuê và thu hồi rừng, đất trồng rừng.
  • B. Kiểm soát từng loại rừng thông qua những quy chế pháp lí riêng.
  • C. Kiểm soát suy thoái động vật, thực vật hoang dã quý hiếm.
  • D. Thay các loại cây rừng bằng cây công nghiệp như cao su, cọ dầu,…

Câu 7: Nhiệm vụ chính của trồng rừng là

  • A. khai thác rừng lấy gỗ hoặc làm dược liệu,…
  • B. chống xói mòn đất.
  • C. kiểm soát suy thoái động vật, thực vật hoang dã quý hiếm.
  • D. đảm bảo thường xuyên phủ xanh diện tích rừng.

Câu 8: Hình ảnh dưới đây là của loại rừng phòng hộ nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Rừng phòng hộ ven biển.
  • B. Rừng phòng hộ cửa sông.
  • C. Rừng phòng hộ đầu nguồn.
  • D. Rừng phòng hộ khu dân cư, nhà máy.

Câu 9: Đa số các loại cây rừng đều có mấy giai đoạn sinh trưởng, phát triển?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 10: Trà Mi, Trà Bồng là hai vùng từ lâu đã nổi tiếng với việc trồng quế cả về sản lượng lẫn chất lượng cây quế rừng. Tất cả bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có thể dùng được. Nhưng người ta chủ yếu thu hoạch vỏ quế, cành quế hay lá để phơi khô hoặc cất tinh dầu. Theo em cây quế nên được khai thác và thu hoạch vào giai đoạn phát triển nào của cây?

  • A. giai đoạn từ hạt nảy mầm đến trước ra hoa lần thứ nhất.
  • B. giai đoạn từ 3 - 5 năm kể từ khi cây ra hoa lần thứ nhất.
  • C. giai đoạn từ 5 - 10 năm kể từ khi ra hoa lần thứ nhất.
  • D. giai đoạn cuối cùng của chu kì sinh trưởng.

Câu 11: Tỉa cành có vai trò như thế nào trong chăm sóc cây rừng?

  • A. Nâng cao quá trình trao đổi chất, cây sinh trưởng nhanh, giảm khuyết tật, nâng cao chất lượng gỗ.
  • B. Đảm bảo mật độ rừng trồng.
  • C. Nâng cao tỉ lệ sống và khả năg sinh trưởng và phát triển của cây rừng.
  • D. Giúp nâng cao độ phì nhiêu của đất và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm thu hoạch.

Câu 12: Cho các đặc điểm sau sau:

  1. Cây con có sức đề kháng tốt, tỉ lệ sống cao.
  2. Tiết kiệm hạt giống
  3. Thích hợp trồng trên các vùng đất trộng lớn.
  4. Giảm số lần và thời gian chăm sóc.
  5. Bộ  rễ phát triển tự nhiên.

Số đặc điểm là ưu điểm của trồng rừng bằng cây con là:

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 13: Vì sao sau khi khai thác phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng hoặc tái sinh rừng?

  • A. Để duy trì cân bằng hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
  • B. Để tránh bạc màu đất.
  • C. Để bảo vệ nguồn nước ngầm.
  • D. Để tăng thu nhập cho người dân.

Câu 14: Khai thác chọn là hình thức khai thác được thực hiện bằng cách

  • A. chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định trong một mùa khai thác.
  • B. chặt toàn bộ cay rừng ở một khu vực nhất định (khoảng chặt), được thực hiện trong nhiều mùa với thời gian kéo dài.
  • C. chọn chặt các cây đã thành thục, giữ lại những cây non, cây có phẩm chất tốt và sức sống mạnh.
  • D. chọn chặt những cây non và cây già cỗi, giữ lại những cây thành thục để bảo vệ đất.

Câu 15: Khu bảo tồn thiên nhiên không bao gồm

  • A. Vườn quốc gia.
  • B. Khu dự trữ thiên nhiên.
  • C. Viện bảo tàng.
  • D. Khu bảo tồn loài – sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan.

Câu 16: Đâu không phải lợi ích của nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP?

  • A. Tạo ra những sản phẩm thuỷ sản đáp ứng được các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
  • B. Giúp quản lí tốt tất cả các các khâu trong quá trình sản xuất, hạn chế được dịch bệnh, nâng cao hiệu quả nuôi trồng, vệ sinh môi trường, phát triển thuỷ sản bền vững.
  • C. Giúp thuỷ sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.
  • D. Giúp tăng nhân công, giảm năng suất nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 17: Ưu điểm lớn nhất của nuôi trồng thuỷ sản quảng canh là

  • A. vốn thấp, giá bán cao.
  • B. diện tích nuôi trồng nhỏ.
  • C. ít rủi ro ô nhiễm môi tường.
  • D. ít rủi ro về dịch bệnh.

Câu 18: Vì sao nhiệt độ của nước nuôi thuỷ sản lại ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp, tiêu hoá, sinh sản,… của động vật thuỷ sản?

  • A. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất và hoạt động của các enzyme.
  • B. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong nước như oxygen hoà tan, pH,..
  • C. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến độ trong và màu nước.
  • D. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến thức ăn của thuỷ sản.

Câu 19: Đâu không phải vai trò như thế nào trong nuôi thuỷ sản?

  • A. Cung cấp oxygen cho nước trong ao nuôi.
  • B. Cung cấp thức ăn cho thuỷ sản trong ao nuôi.
  • C. Tăng tính lưu động của nước.
  • D. Các yếu tố như độ mặn, độ pH, tảo, vi sinh vật, động vật phù du,… Cũng được phân tan đều khắp trong ao.

Câu 20: Một trong những biểu hiện khi cá thiếu oxygen là nổi đầu nhiều trên mặt nước. Ta nên xử lý như thế nào?

  • A. Bổ sung oxygen bằng hoà tan H2O2 vào nước để phân huỷ thành O2.
  • B. Bổ sung oxygen bằng cách sục khí, quạt nước.
  • C. Trồng bổ sung các loại rong, tảo.
  • D. Sử dụng hệ thống nâng nhiệt, chiếu đèn hoặc sục khí.

Câu 21: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí vi sinh vật gây hại là

  • A. tuyển chọn và nhân giống các chủng vi khuẩn an toàn với thuỷ sản, đồng thời có khả năng phân giải các chất hữu cơ trong nước.
  • B. tuyển chọn và nhân giống các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải khí độc có trong môi trường nuôi thuỷ sản.
  • C. tuyển chọn và nhân giống các vi sinh vật có lợi, có khả năng đối kháng với vi sinh vật gây bệnh trong môi trường thuỷ sản.
  • D. sử dụng các hoá chất thân thiện với môi trường để xử lí các vấn đề về vi sinh vật gây hại trong nước.

Câu 22: Loài sinh vật phổ biến thường được dùng để xử lí các chất thải hữu cơ trong môi trường nuôi thuỷ sản là

  • A. Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp.
  • B. vi khuẩn có hoạt tính probiotic như bacilus spp, Enterrococus spp,…
  • C. bacillus subtilis, bacillus licheniformis,…
  • D. vi khuẩn có khả năng sinh chất kháng khuẩn thuộc nhóm Streptomyces.

Câu 23: Giống có vai trò quan trọng đối với

  • A. khối lượng sản phẩm thuỷ sản.
  • B. chất lượng môi trường nước nuôi.
  • C. chất lượng sản phẩm thuỷ sản.
  • D. các sinh vật phù du trong nước.

Câu 24: Trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ

  • A. cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau.
  • B. cho năng suất và hiệu quả kinh tế giống nhau.
  • C. cho giá trị kinh tế giống nhau.
  • D. cho giá trị dinh dưỡng giống nhau.

Câu 25: Vì sao sức sinh sản của cá cao hơn so với đa số các loài động vật có xương sống khác?

  • A. Vì đặc tính đẻ trứng, thụ tinh ngoài môi trường nước.
  • B. Vì có thể đẻ nhiều lứa trong năm.
  • C. Vì đặc tính đẻ con.
  • D. Vì đặc tính thụ tinh trong.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác