Lý thuyết trọng tâm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 13: Xử li mỏi trường nuôi thuỷ sản

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều bài 13: Xử li mỏi trường nuôi thuỷ sản. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 13: XỬ LÍ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Mô tả được một số biện pháp cơ bản xử lí môi trường trước và sau nuôi thủy sản.

- Trình bày được ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. Xử lí môi trường nước trước và sau nuôi thủy sản

1.1 Xử lí nước trước khi nuôi thủy sản

- Trước khi cấp nước vào ao, nền đáy ao nuôi cần được nạo vét, bón vôi và phơi đáy để khử trùng, diệt tạp và giảm độ chua.

- Lấy nước vào hệ thống nuôi qua túi lọc để loại bỏ sinh vật tạp và cặn vẫn.

- Khử trùng nước bằng hoá chất như chlorine, BKC, thuốc tím (KMnO,), iodine,... để tiêu diệt vi sinh vật gây hại.

- Sử dụng chế phẩm sinh học để tạo hệ vi sinh có lợi sau khi khử trùng nước từ 2 đến 3 ngày.

1.2 Xử lí nước sau khi nuôi thủy sản

 - Chất thải từ thức ăn thừa, phân thải, chất bài tiết (chủ yếu là ammonia), xác chết của động vật thuỷ sản tích tụ trong nước và nền đáy trong suốt vụ nuôi. Chất thải trong ao ở dạng nước thải và chất thải rắn, cần được xử lí phù hợp trước khi thải ra môi trường để giảm ô nhiễm môi trường.

a) Xử lí nước thải

Đối với hệ thống nuôi không xuất hiện dịch bệnh, có một số phương pháp đơn giản, chi phí thấp và có hiệu quả để xử lí nước thải như: sử dụng ao lắng hoặc dùng nước thải để tưới cho cây trồng. Đối với hệ thống nuôi nhiễm bệnh, nước thải cần được xử lí theo quy định để tránh lây lan mầm bệnh.

- Sử dụng ao lắng.

- Nước tưới cây trồng.

b) Xử lí chất thải rắn

- Chất thải rắn chủ yếu từ ao nuôi là bùn thải. Trong quá trình nuôi, bùn đáy có xu hướng tích luỹ dần từ thức ăn thừa, phân cá, tôm.

- Bùn đáy ao nuôi cá nước ngọt chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể được nạo vét và đưa đến các vùng trồng cây nông nghiệp để bón cho cây trồng hoặc ủ để tạo phân vi sinh. Bùn đáy ao nuôi tôm có độ mặn cao, không thể bón cho cây trồng, vì vậy cần được thu gom đến nơi tập kết theo quy định.

2. Các ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản

2.1 Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí chất thải hữu cơ

- Vi sinh vật dị dưỡng có khả năng phân huỷ chất hữu cơ để tạo chất dinh dưỡng sử dụng trong quá trình tăng sinh khối của chúng. Một số nhóm vi sinh vật thường được sử dụng như: Lactobacillus, Bacillus, nấm men Saccharomyces,...

- Vi sinh vật dị dưỡng được nghiên cứu và đưa vào các sản phẩm xử lí môi trường (chế phẩm sinh học) để định kì bổ sung vào ao, bể nuôi hoặc được kết hợp trong các công nghệ xử lí môi trường nuôi hiện đại, đặc biệt là công nghệ biofloc. Ngoài ra, một số loại enzyme phân huỷ cũng được tổng hợp để bổ sung vào chế phẩm sinh học, nhằm hỗ trợ và tăng cường quá trình phân huỷ chất hữu cơ.

2.2 Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí khí độc

- Trong quá trình nuôi thuỷ sản, công nghệ sinh học đã được ứng dụng bằng cách sử dụng các chủng vi sinh vật có tác dụng phân giải khí độc trong nước và nền đáy như NH, và H,S.

- Công nghệ sinh học đã áp dụng để chọn lọc và phân lập được các chủng vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter có khả năng xử lí môi trường tốt. Các nhóm vi khuẩn này đã được sử dụng ở dạng chế phẩm sinh học để bón vào hệ thống nuôi hoặc kết hợp vào các công nghệ xử lí môi trường, đặc biệt là công nghệ lọc sinh học.

2.3 Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí vi sinh vật gây hại

- Vi sinh vật gây hại trong hệ thống nuôi chủ yếu là các nhóm vi khuẩn gây bệnh cho vật nuôi. Việc bổ sung các nhóm vi sinh vật có lợi vào hệ thống nuôi ngoài tác dụng xử lí làm sạch môi trường thì sự tăng sinh của chúng sẽ lấn át và cạnh tranh với các nhóm vi khuẩn gây bệnh, ức chế khả năng phát triển mầm bệnh. Ví dụ: Khi bổ sung vào môi trường nuôi chế phẩm có chứa vi khuẩn Lactic, Bacillus và Streptomyces, các nhóm sinh vật này phát triển sẽ cạnh tranh vị trí gắn bám trong môi trường, đồng thời, trong quá trình sống, chúng cũng tiết ra các chất có hoạt tính sinh học, ức chế các nhóm vi khuẩn gây bệnh như Aeromonas, Vibrio trong nước.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 CD bài 13: Xử li mỏi trường nuôi thuỷ, kiến thức trọng tâm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều bài 13: Xử li mỏi trường nuôi thuỷ, Ôn tập Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều bài 13: Xử li mỏi trường nuôi thuỷ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác