Giải siêu nhanh toán 8 kết nối bài 11: Hình thang cân

Giải siêu nhanh bài 11: Hình thang cân sách toán 8 kết nối tri thức. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

HÌNH THANG. HÌNH THANG CÂN

Luyện tập 1. Trang 53 sgk toán 8 tập 1

Tính các góc của hình thang cân ABCD (AB//CD)…

Hinh 3.15

Đáp án:

Vì ABCD là hình thang cân (AB // CD) nên:

$\widehat{A} = \widehat{B}; \widehat{C} = \widehat{D} = 40^{\circ}$ 

Ta có: $\widehat{A} + \widehat{B} + \widehat{C} + \widehat{D} = 360^{\circ}$

$\Rightarrow 2\widehat{A} + 40^{\circ} + 40^{\circ} = 360^{\circ}$

$\Rightarrow \widehat{A}$ = $\widehat{B}$ = ($360^{\circ} - 40^{\circ} - 40^{\circ}$) : $2$ = $140^{\circ}$

TÍNH CHẤT CỦA HÌNH THANG

HĐ 1. Trang 53 sgk toán 8 tập 1

Cho hình thang cân ABCD, AB//CD và AB < CD (H3.16).

Hinh 3.16

Đáp án:

a) Ta có AB // CD (gt) mà  $BI \perp CD (gt)$

$\Rightarrow BI ⊥ AB$. Suy ra $\widehat{IBA} = 90^{\circ}$.

Xét ∆AHI và ∆IBA có:

$\widehat{BAI} = \widehat{HIB}$ (so le trong)

AI chung

$\widehat{IHA} = \widehat{IBA} = 90^{\circ}$

$\Rightarrow$ ∆AHI = ∆IBA (g.c.g) => AH = BI

b) Xét ∆DHA và ∆CIB có:

$\widehat{D} = \widehat{C}$ (ABCD là hình thang cân)

AH = BI (theo a)

$\widehat{DHA} = \widehat{CIB} = 90^{\circ}$ 

$\Rightarrow$ ∆DHA=∆CIB (g.c.g)  

$\Rightarrow AD = BC$.

Luyện tập 2. Trang 53 sgk toán 8 tập 1

Cho tứ giác ABCD như hình 3.19. Biết rằng…

Hinh 3.18

Đáp án:

Ta có: $\widehat{A} = \widehat{D_1}$ (gt) mà hai góc này ở vị trí đồng vị 

$\Rightarrow AB // DC$

Vậy tứ giác ABCD là hình thang.

Lại có $\widehat{A} = \widehat{B}$ (gt)

$\Rightarrow$ Hình thang ABCD cân

$\Rightarrow AD = BC$.

HĐ2. Trang 54 sgk toán 8 tập 1

Cho hình thang cân ABCD, kẻ hai đường chéo AC, BD (H3.19). Hãy chứng minh…

Hinh 3.19

Đáp án:

Xét ∆ADC và ∆BCD có:

$AD = BC$

$\widehat{ADC} = \widehat{BCD}$ 

CD chung

$\Rightarrow ∆ADC=∆BCD (c.g.c) \Rightarrow AC = BD$.

Luyện tập 3. Trang 54 sgk toán 8 tập 1

Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ một đường thẳng ở song song với BC…

Hinh 3.20

Đáp án:

a) Vì DE // BC nên tứ giác DECB là hình thang.

Lại có ∆ABC cân tại A => $\widehat{B} = \widehat{C}$

$\Rightarrow$  DECB là hình thang cân.

b) Xét ∆BCE và ∆CBD có:

Chung cạnh BC 

$\widehat{BCE} = \widehat{CBD}$

CE = BD 

$\Rightarrow  ∆BEC=∆CDB (c.g.c)$

$\Rightarrow BE = CD$

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Vận dụng. Trang 55 sgk toán 8 tập 1

Hãy giải bài toán mở đầu.

HInh 3.11

Đáp án:

Ta có hình thang mới là: MN’M’N.

Ta có:

Hình thang AMND có: M’N’ là cạnh mới cắt (M'≡M;N'≡N); AD là cạnh bên.

Hình thang MBCN có: MN là cạnh mới cắt; BC là cạnh bên.

$\Rightarrow \widehat{AM'N} = \widehat{AMN} = \widehat{MNC}$ (so le trong)

$\Rightarrow$ Lật hình thang AN’M’D để ghép vào hình thang MBCN thì cạnh AD trùng với BC. 

Hình mới là MN’M’N có $\widehat{AM'N} = \widehat{MNC}$ 

Vậy  MN’M’N là hình thang cân.

GIẢI BÀI TẬP CUỐI SGK

Bài 3.4. Trang 55 sgk toán 8 tập 1

Hình thang trong hình 3.23 có là hình thang cân không? Vì sao?

Hinh 3.23

Đáp án:

Ta có : $\widehat{A} + \widehat{D} = 180^{\circ}$

$\Rightarrow \widehat{D} = 180^{\circ}  – 120^{\circ} = 60^{\circ}  ≠ \widehat{C} = 80^{\circ}$

$\Rightarrow$ Hình thang ABCD không phải là hình thang cân.

Bài 3.5. Trang 55 sgk toán 8 tập 1

Cho hình thang ABCD (AB//CD). Kẻ đường thẳng vuông góc với AC tại C và đường thẳng vuông góc với BC tại D….

Đáp án:

Gọi $AC \cap BD = H$

Xét hai tam giác vuông ∆EHC và ∆EHD có : 

EH chung;

EC = ED (gt) 

$\Rightarrow $ ∆EHC = ∆EHD (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

$\Rightarrow CH = DH (1); \widehat{CEH} = \widehat{DEH}$

$\Rightarrow$ EH là phân giác của $\widehat{CED}$.

$\Rightarrow EH \perp CD \Rightarrow EH \perp AB (do AB // CD)$.

Gọi $EH \cap AB = K$

$∆EHC = ∆EHD \Rightarrow \widehat{EHC} = \widehat{EHD}$

$\Rightarrow \widehat{BHK} = \widehat{AHK}$ 

Xét tam giác vuông HKB và HKA có :

HK chung;

$\widehat{BHK} = \widehat{AHK}$ 

$\Rightarrow ∆HKB = ∆HKA$ (cạnh góc vuông-góc nhọn)

$\Rightarrow  HB = HA$ (2)

Từ (1) và (2) => AC = BD

Vậy ABCD là hình thang cân.

Bài 3.6. Trang 55 sgk toán 8 tập 1

Vẽ hình thang cân ABCD (AB//CD) biết đáy lớn CD dài 4cm, cạnh bên dài 2cm và đường chéo dài 3cm.

Đáp án:

Vẽ đáy lớn CD = 4 cm

Vẽ cung tròn tâm C bán kính 3 cm, cung tròn tâm D bán kính 2 cm, giao điểm của 2 cung tròn là A

Vẽ cung tròn tâm C bán kính 2 cm, cung tròn tâm D bán kính 3 cm, giao điểm của 2 cung tròn là B

hinh ve 1

Bài 3.7. Trang 55 sgk toán 8 tập 1

Hai tia phân giác của hai góc A, B của hình thang cân ABCD (AB//CD) biết đáy lớn dài 4cm…

Đáp án:

hinh ve 1

Hình thang ABCD cân và AE, BE là phân giác BAD và ABC

$\widehat{E_1} = \widehat{B_2}; \widehat{E_3} = \widehat{A_2}$  (so le trong)

$\Rightarrow$ ∆ADE cân tại C, nên AD = ED (1).

$\Rightarrow $ ∆BCE cân tại C, nên BC = EC (2).

ABCD là hình thang cân nên AD = BC (3)

Từ (1),(2) và (3) suy ra: ED = EC

Bài 3.8. Trang 55 sgk toán 8 tập 1

Hình thang cân ABCD (AB//CD, AB//CD) có các đường thẳng AD, BC cắt nhau tại J….

Đáp án:

hinh ve 3

Xét ∆ADC và ∆BCD có:

AC = BD (đường chéo hình thang cân)

Chung cạnh CD

AD = BC (tính chất hình thang cân)

$\Rightarrow ∆ADC=∆BCD (c.c.c)$

$\Rightarrow \widehat{ACD} = \widehat{BDC}$ hay $\widehat{JCD} = \widehat{JDC}$

$\Rightarrow$ ∆JCD cân tại I

Do đó JD = JC (1)

∆ICD có hai góc ở đáy bằng nhau $\widehat{C} = \widehat{D}$ nên ∆ICD cân tại I.

$\Rightarrow  ID = IC (2)$

Từ (1) và (2) suy ra IJ là trung trực của CD.

Tương tự ta chứng minh được :  $JA = JB; IA = IB$

$\Rightarrow$ J và I cùng thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB

Do đó, IJ là đường trung trực của AB.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SGK Toán 8 Kết nối tri thức, giải toán 8 KNTT, giải bài tập sách giáo khoa toán 8 Kết nối tri thức, giải SGK bài 11: Hình thang cân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác