Giải siêu nhanh toán 8 kết nối bài 14: Hình thoi và hình vuông

Giải siêu nhanh bài 14: Hình thoi và hình vuông sách toán 8 kết nối tri thức. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

HÌNH THOI

HĐ1. Trang 68 sgk toán 8 tập 1

Cho hình thoi ABCD có hai đường chéo AC, BD cắt nhau tại O (H.3.48)

Đáp án:

Hinh 1

a) $AB = AD\Rightarrow ΔAB$  cân tại A

b) OB = OD ( ABCD là hình thoi nên cũng là hình bình hành)

Xét ΔBOA và ΔDOA :

AB = AD

Chung cạnh AO

BO = DO 

$\Rightarrow ΔBOA = ΔDOA (c.c.c) \Rightarrow \widehat{A_1} = \widehat {A_2} \Rightarrow AC$ là đường phân giác của $\widehat{A}$

Δ ABD cân suy ra $AC\perp BD$

Luyện tập 1. Trang 69 sgk toán 8 tập 1

Trong Hình 3.51, hình nào là hình thoi? Vì sao?

Hinh 2

Đáp án:

Hình a là hình thoi vì có hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Hình b là hình thoi vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau và có một đường chéo là đường phân giác của một góc.

Hình c không là hình thoi vì bốn cạnh không bằng nhau.

HÌNH VUÔNG

HĐ2. Trang 70 sgk toán 8 tập 1

Hãy giải thích tại sao hai đường chéo của hình vuông bằng nhau và vuông góc với nhau.

Đáp án:

Hình vuông cũng là hình chữ nhật $\Rightarrow$ hai đường chéo bằng nhau

Hình vuông cũng là hình thoi $\Rightarrow$ hai đường chéo vuông góc với nhau

Luyện tập 2. Trang 71 sgk toán 8 tập 1

Với mỗi hình dưới đây, ta dùng dấu hiệu nhận biết nào để khẳng định đó là hình vuông?

Hinh 3

Đáp án:

a) AC và BD cắt nhau tại trung điểm mỗi đường và có hai cạnh kề AB = BC.

b) FH và EG cắt nhau tại trung điểm mỗi đường; $\widehat A = 90^{\circ}$; FH là đường phân giác.

c) $IK\perp JL$ tại Q là trung điểm của mỗi đường.

GIẢI BÀI TẬP CUỐI SGK

Bài 3.29. Trang 71 sgk toán 8 tập 1

Tìm các hình thoi và hình vuông trong Hình 3.55

Đáp án:

b) EFGH là hình thoi vì $EG\perp FH$ tại trung điểm của mỗi đường.

c) MNPQ là hình vuông vì $MP\perp NQ$ và 

$\widehat{Q} = \widehat{M}=\widehat{N}=\widehat{P}= 90^{\circ}$

Bài 3.30. Trang 72 sgk toán 8 tập 1

Cho tam giác ABC, D là một điểm nằm giữa B và C. Qua D kẻ các đường thẳng song song với AB, AC, chúng cắt các cạnh AC, AB lần lượt tại E, F…

Đáp án:

Hinh 4

a) $DF // AE, DE // AF (gt) \Rightarrow AFDE$ là hình bình hành

b) Hình bình hành AFDE là hình thoi khi AD là tia phân giác của $\widehat{A}$. 

Mà ΔABC cân tại A $\Rightarrow AD$ đồng thời là trung tuyến $\Rightarrow$ D là trung điểm của BC.

c) Nếu ΔABC vuông tại A thì AFDE là hình chữ nhật .

d) D là trung điểm cạnh BC thì AFDE là hình vuông.

Bài 3.31. Trang 72 sgk toán 8 tập 1

Chứng minh rằng các trung điểm của bốn cạnh trong một hình chữ nhật là các đỉnh của một hình thoi.

Đáp án:

Hinh 5

Xét ∆AHE và ∆BFE có : 

AH = BF

$\widehat{EAH} = \widehat {FBE} = 90^{\circ}$

AE = BE 

$\Rightarrow ∆AHE = ∆BFE (c.g.c)$

$\Rightarrow HE = FE (1)$

Chứng minh tương tự, ta có:

$∆AEH = ∆DGH (c.g.c) \Rightarrow HE = HG (2)$

$∆DHG = ∆CFG (c.g.c) \Rightarrow HG = GF (3)$

Từ (1), (2) và (3) $\Rightarrow HE = EF = HG = GF \Rightarrow EHGF$ là hình thoi.

Bài 3.32. Trang 72 sgk toán 8 tập 1

Chứng minh rằng các trung điểm của bốn cạnh trong một hình thoi là các đỉnh của một hình chữ nhật.

Đáp án:

Hinh 6

Xét ∆DHG và ∆BEF có : 

DH = BE

$\widehat{HDG} = \widehat{EBF}$ 

DG = BF

$\Rightarrow ∆DHG = ∆BEF (c.g.c)$

$\Rightarrow HG = EF (1)$

Chứng minh tương tự, ta có:

$∆AHE = ∆CGF (c.g.c) \Rightarrow HE = GF (2)$

Từ (1) và (2) $\Rightarrow HGFE$ là hình bình hành. (3)

Gọi O là giao điểm của AC và BD 

 ∆OCD = ∆OAD = ∆OCB = ∆OAB

$\Rightarrow OG = OH = OF = OE (4)$

Từ (3) và (4) $\Rightarrow HGFE$ là hình chữ nhật

Bài 3.33. Trang 72 sgk toán 8 tập 1

Cho hình chữ nhật ABCD có chu vi bằng 36 cm. Gọi M là trung điểm của cạnh BC…

Đáp án:

Hinh 7

Xét ∆MBA và ∆MCD :

BM = CM

$\widehat{B} = \widehat{C} = 90^{\circ}$

AB = DC

$\Rightarrow ∆MBA = ∆MCD (c.g.c)$

$\Rightarrow AM = MD$

Có $\widehat{AMD} = 90^{\circ}  \Rightarrow \widehat{CMD} = \widehat{BMA} = 45^{\circ}$

$\Rightarrow ∆CMD$ vuông cân tại C; ∆BAM vuông cân tại B

$CD = MC = BM =AB$

$AB + BC = 36 : 2= 18 (cm)$

$\Rightarrow AB = CD = 18 : 3 = 6 (cm)$

$\Rightarrow BC = AD = 6 . 2 = 12 (cm)$


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SGK Toán 8 Kết nối tri thức, giải toán 8 KNTT, giải bài tập sách giáo khoa toán 8 Kết nối tri thức, giải SGK bài 14: Hình thoi và hình vuông

Bình luận

Giải bài tập những môn khác