Giải siêu nhanh toán 8 kết nối Luyện tập chung trang 56
Giải siêu nhanh Luyện tập chung trang 56 sách toán 8 kết nối tri thức. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài 3.9. Trang 56 sgk toán 8 tập 1
Tứ giác ABCD trong hình 3.25 có phải là hình thang không? Vì sao?
Đáp án:
Ta có: $\widehat{A}$ và $\widehat{D}$ bù nhau.
Gọi Ax là tia đối của tia AD thì: $\widehat{xAB} = \widehat{CDA}$
$\Rightarrow AB // DC$ (hai góc đồng vị bằng nhau)
Vậy ABCD là hình thang.
Bài 3.10. Trang 56 sgk toán 8 tập 1
Cho hình thang cân ABCD (AB//CD) có AB = AD. Biết góc ABC…
Đáp án:
Ta có ∆ABD cân tại A $\Rightarrow \widehat{ABD} = \widehat{ADB} = 30^{\circ}$.
Vì AB // CD nên $\widehat{ABD} = \widehat{ BDC} = 30^{\circ}$ (so le trong).
$\Rightarrow \widehat{ADC} = 60^{\circ}$.
Mà ABCD là hình thang cân nên $\widehat{BCD} = \widehat{ADC} = 60^{\circ}; \widehat{BAD} = \widehat{ABC} = 120^{\circ}$.
Bài 3.11. Trang 56 sgk toán 8 tập 1
Tính số đo các góc của tứ giác ABCD trong hình 3.26
Đáp án:
∆ABD cân tại A nên $\widehat{A} = 180^{\circ} – 40^{\circ} . 2 = 100^{\circ}$.
$\widehat{BDC} = 120^{\circ} - 40^{\circ} = 80^{\circ}$
∆CBD cân tại C nên $\widehat{C} = 180^{\circ} – 80^{\circ} . 2 = 20^{\circ}$
$\widehat{ABC} = \widehat{ABD} + \widehat{DBC} = 40^{\circ} + 80^{\circ} = 120^{\circ}$.
Bài 3.12. Trang 56 sgk toán 8 tập 1
Cho M là một điểm nằm trong tam giác đều ABC. Qua M kẻ các đường thẳng song song với BC, CA, AB lần lượt cắt AB, BD, CA, tại các điểm P, Q, R.
Đáp án:
a) Vì MR // AP nên APMR là hình thang
Có $\widehat{A} = \widehat{B} = \widehat{MPA}$ (do MP // CB) nên APMR là hình thang cân.
b) Chứng minh tương tự ta có các tứ giác CQMR và PMQB là những hình thang cân.
$\Rightarrow RP = MA, RQ = MC , QP = MB$ (hai đường chéo của hình thang cân).
$P_{PQR} = RP + RQ + QP = MA + MB + MC$
c) ∆PQR làm tam giác đều ⬄ RP = RQ = QP ⬄ MB = BC = MA.
Vậy M cách đều ba đỉnh A, B, C tức M là trọng tâm của tam giác đều ABC.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận