Giải siêu nhanh toán 11 cánh diều bài 5: Hình lăng trụ và hình hộp

Giải siêu nhanh bài 5 Hình lăng trụ và hình hộp toán 11 cánh diều. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.

I. HÌNH LĂNG TRỤ 

LT-VD 1 trang 111 sgk toán 11 cánh diều

Cho một số ví dụ về những đồ dùng, vật thể trong thực tế có dạng hình lăng trụ.

Đáp án:

Lồng đèn, lều, tháp Blade,...

II. HÌNH HỘP

LT-VD 2 trang 112 sgk toán 11 cánh diều

Hãy liệt kê các đường chéo của hình hộp ABCD.A'B'C'D' (Hình 73). 

Đáp án:

Hãy liệt kê các đường chéo của hình hộp ABCD.A'B'C'D' (Hình 73).

AC’, A’C, BD’, B’D

LT-VD 3 trang 113 sgk toán 11 cánh diều

Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Chứng minh rằng bốn mặt phẳng (ABC'D'), (BCD'A'), (CDA'B'), (DAB'C') cùng đi qua một điểm. 

Đáp án:

Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Chứng minh rằng bốn mặt phẳng (ABC'D'), (BCD'A'), (CDA'B'), (DAB'C') cùng đi qua một điểm.

Gọi $AC’\cap BD’ = O$ 

=> AC’, A’C, BD’, B’D đi qua O là trung điểm mỗi đoạn thẳng.

=> (ABC'D'), (BCD'A'), (CDA'B'), (DAB'C') cùng đi qua một điểm. 

BÀI TẬP CUỐI SGK

BT 1 trang 113 sgk toán 11 cánh diều

Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'.

a) Chứng minh rằng (ACB') // (A'C'D). 

b) Gọi $G_{1},G_{2}$ lần lượt là giao điểm của BD' với các mặt phẳng (ACB') và (A'C'D). Chứng minh rằng $G_{1},G_{2}$ lần lượt là trọng tâm của hai tam giác ACB' và A'C'D. 

c) Chứng minh rằng $BG_{1}= G_{1}G_{2} = D’G_{2}$. 

Đáp án:

Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. a) Chứng minh rằng (ACB') // (A'C'D).

a) +) A’A = C’C , A’A // C’C => A’ACC’ là hình bình hành.

       => AC // A’C’ , $A’C’ \subset  ( A’C’D)$ => AC // ( A’C’D)

     +) Chứng minh tương tự ta có : B’C // ( A’C’D)

      => (A’C’D) // (AB’C)

b)  +) $A’C’ \cap  B’D’ = O’$ ; $AC \cap  BD = O$

     +) $BD’ \cap  B’O = G_{1} $  ; $BD’ \cap  DO’ = G_{2}$  

·    $BD’ \cap  ( ACB’) = G_{1}$   ; $BD’ \cap  (A’C’D) = G_{2} $

+) B’D’ // BD => $\frac{G_{1}O}{G_{1}B’}=\frac{OB}{B'D'}=\frac{OB}{BD}=\frac{1}{2}$  => $G_{1}$ là trọng tâm ΔAB’C

       +) Chứng minh tương tự được $G_{2}$ là trọng tâm $\triangle A’C’D$

c) +) B’D’ // BD => $\frac{BG_{1}}{G_{1}D'}=\frac{OB}{B'D'}=\frac{1}{2}$ => $\frac{BG_{1}}{BD'}=\frac{1}{3}$

    +) Chứng minh tương tự được $\frac{D'G_{2}}{BD'}=\frac{1}{3}$

·    $BG_{1}= G_{1}G_{2} = D’G_{2}$

BT 2 trang 113 sgk toán 11 cánh diều

Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, AA', C'D', AD'. Chứng minh rằng: 

a) NQ // A'D' và $NQ = \frac{1}{2} .A'D'$

b) Tứ giác MNQC là hình bình hành

c) MN // (ACD')

d) (MNP) // (ACD'). 

Đáp án:

a)

Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, AA', C'D', AD'. Chứng minh rằng:

+) NQ là đường trung bình ΔAA’D => $NQ =  \frac{1}{2} A’D’$ ; NQ // A’D’

b)

Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, AA', C'D', AD'. Chứng minh rằng:

+) $NQ =  \frac{1}{2}. A’D’ =  \frac{1}{2}. BC = MC$

+) A’D’ // AD // BC ; NQ // A’D’ => NQ // BC hay NQ // MC

+) NQ = MC , NQ // MC => NQCM là hình bình hành.

c)

Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, AA', C'D', AD'. Chứng minh rằng:

+) MN // QC ( NQCM là hình bình hành)

    Mà $QC \subset  (ACD’) => MN // (ACD’)$

d)

Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, AA', C'D', AD'. Chứng minh rằng:

+) Gọi $AC \cap  BD = O $

+) $\triangle ABC$ có OM là đường trung bình => $OM =  \frac{1}{2}AB$ ; OM // AB 

     mà AB = C’D’ ; $D’P =  \frac{1}{2} C’D’ $=> OM = D’P.

+) OM = D’P ; OM // D’P  => D’OMP là hình bình hành => D’O // PM 

    Mà $D’O \subset  (ACD’)$ => PM // (ACD’)

 +) $PM \cap  MN = M $; PM // ( ACD’) ; MN // (ACD’) ;$ PM, MN \subset  (MNP)$

·    (ACD’) // (MNP)

BT 3 trang 113 sgk toán 11 cánh diều

Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AC và A'B'.

a) Chứng minh rằng EF // (BCC'B'). 

b) Gọi I là giao điểm của đường thẳng CF với mặt phẳng (AC'B). Chứng minh rằng I là trung điểm của đoạn thẳng CF.

Đáp án: 

Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AC và A'B'.

a) Gọi D là trung điểm của AB.

+) DF // B’B , $B’B \subset  ( C’B’BC) $=> DF // ( C’B’BC)

+) ΔABC có DE là đường trung bình 

    => DE // BC mà $BC, B’B \subset  ( C’B’BC)$ => DE // ( C’B’BC)

    => ( DEF ) // ( C’B’BC)

+) Gọi $CF \cap  C’D = I$

+) $C’D \subset  (ABC’)$ ; $I  ( ABC’) $=> $CF \cap  (ABC’) ={I}$

+) FD = CC’ ( = BB’) ; FD // CC’ ( // BB’) 

=> C’FDC là hình bình hành => I là trung điểm của CF.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SGK Toán 11 Cánh diều, giải toán 11 CD, giải bài tập sách giáo khoa toán 11 cánh diều, Giải SGK bài 5: Hình lăng trụ và hình hộp

Bình luận

Giải bài tập những môn khác