Giải siêu nhanh toán 11 cánh diều bài 4: Hai mặt phẳng song song

Giải siêu nhanh bài 4 Hai mặt phẳng song song toán 11 cánh diều. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.

I. HAI MẶT PHẲNG SONG SONG

LT-VD 1 trang 105 sgk toán 11 cánh diều

Nêu ví dụ trong thực tiễn minh họa hình ảnh hai mặt phẳng song song.

Đáp án:

Mặt bàn và nền nhà; mặt sàn của nhà nhiều tầng; các mặt bậc cầu thang;...

II. ĐIỀU KIỆN VÀ TÍNH CHẤT

LT-VD 2 trang 106 sgk toán 11 cánh diều

Cho tứ diện ABCD. Các điểm M, N, P, I, J, K lần lượt là trung điểm của BC, CD, DB, AM, AN, AP. Chứng minh rằng (IJK) // (BCD). 

Đáp án:

Cho tứ diện ABCD. Các điểm M, N, P, I, J, K lần lượt là trung điểm của BC, CD, DB, AM, AN, AP. Chứng minh rằng (IJK) // (BCD).

+) $\triangle APN$ có JK là đường trung bình => JK // PN

    Mà $NP\subset (BCD)$ => JK // (BCD) 

+) $\triangle AMP$ có IK là đường trung bình => IK // MP

     Mà $MP \subset  (BCD)$ => IK // (BCD)

  • (IJK) // (BCD) 

LT-VD 3 trang 108 sgk toán 11 cánh diều

Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) song song với nhau. Đường thẳng a cắt hai mặt phẳng trên theo thứ tự A, B. Đường thẳng b song song với đường thẳng a và cắt hai mặt phẳng (P) và (Q) lần lượt tại A', B'. Chứng minh rằng AB = A'B'. 

Đáp án:

Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) song song với nhau. Đường thẳng a cắt hai mặt phẳng trên theo thứ tự A, B. Đường thẳng b song song với đường thẳng a và cắt hai mặt phẳng (P) và (Q) lần lượt tại A', B'. Chứng minh rằng AB = A'B'.

Giả sử (R) = (a, b).

+) $A,A' \in  (R)$ và $A.A' \in  (P) $=> $(R) \cap  (P) = AA’$

+) Tương tự : $(R) \cap  (Q) = BB’$.

+) (P) // (Q); $(R) \cap  (P) = AA’$; $(R) \cap  (Q) = BB’ $=> AA’ // BB’

+) AB // A’B’ và  AA’ // BB’ => AA’B’B là hình bình hành => AB = A’B’

III. ĐỊNH LÍ THALÈS

LT-VD 4 trang 109 sgk toán 11 cánh diều

Bạn Minh cho rằng: Nếu a, b là hai cát tuyến bất kì cắt ba mặt phẳng song song (P), (Q), (R) lần lượt tại các điểm A, B, C và A', B', C' thì... Phát biểu của bạn Minh có đúng không? Vì sao?

Đáp án:

Bạn Minh cho rằng: Nếu a, b là hai cát tuyến bất kì cắt ba mặt phẳng song song (P), (Q), (R) lần lượt tại các điểm A, B, C và A', B', C' thì... Phát biểu của bạn Minh có đúng không? Vì sao?

( P) // (Q) // (R) => $\frac{AB}{A’B’}=\frac{BC}{B’C’}=\frac{AC}{A’C’}$ hay $\frac{AB}{BC}=\frac{A’B’}{B’C’}=\frac{AC}{A’C’}$
=> Minh phát biểu đúng

BÀI TẬP CUỐI SGK

BT 1 trang 109 sgk toán 11 cánh diều

Bạn Chung cho rằng: Nếu mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng a, b và a, b cùng song song với mặt phẳng (Q) thì (P) luôn song song với (Q). Phát biểu của bạn Chung có đúng không? Vì sao? 

Đáp án:

Để (P) // (Q) thì cần thêm 1 điều kiện là hai đường thẳng a và b cắt nhau.

  • Phát biểu của bạn chưa đúng.

Ví dụ : (P) cắt (Q) (hình vẽ)

Bạn Chung cho rằng: Nếu mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng a, b và a, b cùng song song với mặt phẳng (Q) thì (P) luôn song song với (Q). Phát biểu của bạn Chung có đúng không? Vì sao?

BT 2 trang 109 sgk toán 11 cánh diều

Trong mặt phẳng (P) cho hình bình hành ABCD. Qua A, B, C, D lần lượt vẽ bốn đường thẳng a, b, c, d đôi một song song với nhau và không nằm trong mặt phẳng (P). Một mặt phẳng cắt a, b, c, d lần lượt tại bốn điểm A', B', C', D'. Chứng minh rằng A'B'C'D' là hình bình hành.

Đáp án:

Trong mặt phẳng (P) cho hình bình hành ABCD. Qua A, B, C, D lần lượt vẽ bốn đường thẳng a, b, c, d đôi một song song với nhau và không nằm trong mặt phẳng (P). Một mặt phẳng cắt a, b, c, d lần lượt tại bốn điểm A', B', C', D'. Chứng minh rằng A'B'C'D' là hình bình hành.

+) a // d => AA’ // DD’ mà DD’  ( D’C’CD) => AA’ // ( D’C’CD)

+) AB // CD , CD  (D’C’CD) => AB // ( D’C’CD)

+) AA’, AB  ( A’B’BA) và $AA’ \cap  AB = A$ => ( A’B’BA) // ( D’C’CD)
+) $( A’B’BA) \cap  (Q) = A’B’$ ; $(D’C’CD) \cap  (Q) = D’C’$

  => A’B’ // D’C’
+) Chứng minh tương tự: B’C’ // A’D’
=> A’B’C’D’ là hình bình hành.

BT 3 trang 109 sgk toán 11 cánh diều

Cho tứ diện ABCD. Lấy $G_{1},G_{2},G_{3}$ lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC, ACD, ADB. 

a) Chứng minh rằng $(G_{1}G_{2}G_{3}) // (BCD)$.

b) Xác định giao tuyến của mặt phẳng $(G_{1}G_{2}G_{3})$ với mặt phẳng (ABD). 

Đáp án: 

Cho tứ diện ABCD. Lấy $G_{1},G_{2},G_{3}$ lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC, ACD, ADB.  a) Chứng minh rằng $(G_{1}G_{2}G_{3}) // (BCD)$. b) Xác định giao tuyến của mặt phẳng $(G_{1}G_{2}G_{3})$ với mặt phẳng (ABD).

a) Gọi M,P,N lần lượt là trung điểm của BC,BD,CD.

+) $\frac{AG_{1}}{AM}=\frac{AG_{2}}{AN}=\frac{2}{3}$ => $G_{1}G_{2} // MN$ mà $MN \subset  (BCD)$ => $G_{1}G_{2} // (BCD)$

+) Chứng minh tương tự ta có : $G_{2}G_{3} // (BCD) $

  • $(G_{1}G_{2}G_{3}) // (BCD) $(đpcm)

b) +) $(ABD) \cap  ( BCD) = BD$ ; $(G_{1}G_{2}G_{3}) // (BCD)$

    => $G_{3}$ là 1 điểm chung của (ABD) và $(G_{1}G_{2}G_{3})$

    => $(G_{1}G_{2}G_{3}) \cap  (ABD) = d$ đi qua $G_{3}$ và // BD

BT 4 trang 109 sgk toán 11 cánh diều

Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong một mặt phẳng. 

a) Chứng minh rằng (AFD) // (BEC). 

b) Gọi M là trọng tâm của tam giác ABE. Gọi (P) là mặt phẳng đi qua M và song song với mặt phẳng (AFD). Lấy N là giao điểm của (P) và AC. Tính AN/NC. 

Đáp án:

Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong một mặt phẳng.  a) Chứng minh rằng (AFD) // (BEC).  b) Gọi M là trọng tâm của tam giác ABE. Gọi (P) là mặt phẳng đi qua M và song song với mặt phẳng (AFD). Lấy N là giao điểm của (P) và AC. Tính AN/NC.

a) +) AD // BC , AD ⊄ ( BEC) => AD // (BEC)

   +) AF // BE => AF // ( BEC)

   +) $AD, AF \subset  ( ADF)$ , $AD\cap  AF = A $=> (ADF) // ( BEC)

b) Gọi $AE \cap BF = I $

 +) $BM=\frac{2}{3}BI=\frac{1}{3}BF$ ⬄ FM=2MB

 +) ( ADF) // (P) // (BCE) , 

      FB cắt 3 mặt phẳng tại F,M,B ; AC cắt 3 mặt phẳng tại A,N,C

  • $\frac{AN}{FM}=\frac{NC}{MB}$ => $\frac{AN}{NC}=\frac{FM}{MB}=2$
 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SGK Toán 11 Cánh diều, giải toán 11 CD, giải bài tập sách giáo khoa toán 11 cánh diều, Giải SGK bài 4: Hai mặt phẳng song song

Bình luận

Giải bài tập những môn khác