Giải bài 34 hóa học 10: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh
Để năm vững kiến thức kiến thức về tính chất của đơn chất oxi, lưu huỳnh và hợp chất của chúng . Tech12h xin chia sẻ với các bạn bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh . Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung chính trong bài:

- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
I. Cấu tạo, tính chất của oxi và lưu huỳnh
1. Cấu hình electron
- 8O 1s22s22p4
- 18S: 1s22s22p63s23p2
2. Độ âm điện
- XO = 3,44
- XS = 2,58
3. Tính chất hóa học cơ bản
Oxi thể hiện tính oxi hóa rất mạnh
- Tác dụng với kim loại: 2Mg + O2 →(to) 2MgO
- Tác dụng với phi kim: C + O2→(to) CO2
- Tác dụng với hợp chất: CO + O2→(to) CO2
Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa mạnh:
- Tác dụng với kim loại: S + Fe →(to) FeS
- Tác dụng với phi kim: S + H2 →(to) H2S
- Lưu huỳnh thể hiện tính khử với O và F:
S + O2 →(to) SO2
S + F2 →(to) SF6
II. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh
1. Hidro sunfua (H2S)
- Dung dịch H2S có tính axit yếu (axit sunfuahidric)
- H2S thể hiện tính khử mạnh:
H2S + O2 →(to) 2S + 2H2O.
H2S + 3O2 →(to) 2SO2 + 2H2O
2. Lưu huỳnh dioxit (SO2)
- SO2 là oxit axit SO2 + H2O ⥩ H2SO3
- SO2 thể hiện tính oxi hóa:
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
- SO2 thể hiện tính khử:
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Chú ý: Một số muối sunfua của kim loại nặng có màu đặc trưng như CdS màu vàng, CuS, FeS, Ag2S…. màu đen
3. Lưu huỳnh trioxit (SO3)
- SO3 là oxit axit
SO3 + H2O → H2SO4 (axit sunfuric)
- Dung dịch axit sunfuric loãng: ion H+ đóng vai trò tác nhân oxi hóa
- Quỳ tím hoá đỏ
- Tác dụng với kim loại đứng trước H → muối + H2
- Tác dụng với bazơ và oxit bazơ → muối + H2O
- Tác dụng với muối của axit yếu hơn
- Dung dịch axit sunfuric đặc: ion SO42- đóng vai trò tác nhân oxi hóa.
2H2SO4 đặc + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O
6H2SO4đ,n+2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
- Tính háo nước:
C12H22O11 →(H2SO4 đặc) 12C + 11H2O
Bình luận