Giải bài 30 hóa học 10: Lưu huỳnh
Tính chất hóa học của lưu huỳnh có gì đặc biệt, Lưu huỳnh có những ứng dụng quan trọng nào ? Để biết chi tiết hơn, Tech12h xin chia sẻ với các bạn bài 30: Lưu huỳnh . Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
I. Vị trí, cấu hình electron nguyên tử
- S(Z = 16): 1s22s22p63s23p4
- S ở ô 16, chu kì 3, nhóm VIA.
- Lớp ngoài cùng có 6e.
II. Tính chất vật lí
1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh- S có 2 dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sα) và lưu huỳnh đơn tà (Sβ)
- Khác: cấu tạo tinh thể và một số tính chất vật lí
- Giống: tính chất hóa học
- Tùy thuộc vào nhiệt độ mà 2 dạng thù hình có thể biến đổi qua lại.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của lưu huỳnh
- Phân tử S có 8 nguyên tử liên kết S cộng hóa trị với nhau tạo mạch vòng.
- Sự biến đổi trạng thái:
<1130C 1190C 1870C >4450C
S8, rắn S8, lỏng, S8, quánh nhớt Sn, hơi
Vàng vàng nâu đỏ da cam
III. Tính chất hóa học
Nhận xét:
- Lưu huỳnh có các số oxi hóa -2, 0, +4, +6 → S0 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
- Ở nhiệt độ thấp, S tương đối bền nên các phản ứng của S thường xảy ra nhiệt độ cao.
1. Tính oxi hóa
- Tác dụng với kim loại
- S tác dụng được với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao.
- Ví dụ:
Fe + S →(to) FeS (sắt (II) sunfua)
Hg + S →( to) HgS (thủy ngân (II) sunfua).
- Tác dụng với Hidro:
S + H2 → H2S ( hidro sunfua )
- Chú ý: Trong các phản ứng với kim loại và hidro, lưu huỳnh cũng giống như oxi đều có số oxi hóa -2.
2. Tính khử
- Ở t0 cao, S phản ứng được với một số phi kim như O2, F2…
S + O2 →( to) SO2
S + 3F2 →( to) SF6
- Chú ý: Trong các phản ứng với chất oxi hóa mạnh ( O2, F2...), lưu huỳnh có số oxi hóa +4 hoặc +6 tùy thuộc vào chất oxi hóa.
IV. Ứng dụng của lưu huỳnh
- 90% được dùng để sản xuất H2SO4
- 10% dùng để chế tạo diêm, lưu hóa cao su, phẩm nhuộm, chất tẩy bột giấy,…
V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất Lưu huỳnh
- Dạng hợp chất: các muối sunfua, sunfat…
Bình luận