Giải bài 23 hóa học 10: Hidro clorua Axit clohidric và muối clorua
Axit clohidric có đầy đủ tính chất của một axit hay không ? Nhận biết ion clorua bằng cách nào ? Để biết chi tiết hơn, Tech12h xin chia sẻ với các bạn bài 22: Clo. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
I. Hiđro clorua
1. Tính chất vật lí
- Là chất khí, không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí.
- Hoá lỏng ở -85,10C, hoá rắn ở -114,20C.
- Là khí rất độc.
- Tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric.
2. Tính chất hóa học
- Khí HCl khô không làm quỳ tím đổi màu, không tác dụng được với CaCO3 giải phóng khí CO2, tác dụng rất khó khăn với kim loại.
- Dung dịch hiđro clorua trong benzen có tính chất tương tự hiđro clorua khô.
II. Axit clohiđric
1. Tính chất vật lí
- Là chất lỏng, không màu, mùi xốc, “bốc khói” trong không khí ẩm.
- Khối lượng riêng 1,19 g/ml.
2. Tính chất hóa học
a) HCl là một dung dịch axit mạnh.
- Làm đỏ giấy quỳ.
- Tác dụng với bazơ :
NaOH + HCl → NaCl + H2O
- Tác dụng với oxit bazơ :
CaO + 2HCl → CuCl2 + H2O
- Tác dụng với muối :
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O
- Tác dụng với kim loại :
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Cu + HCl → không xảy ra pư
b) Tính khử của HCl
- Trong phân tử HCl, nguyên tử clo có số oxi hóa là -1 dễ bị oxi hóa lên Cl2.
K2Cr2O7 +14HCl (đặc) → 2CrCl3 + 3Cl2+ 2KCl + 7H2O
2KMnO4 (rắn)+16HCl (đặc) → 2KCl+2MnCl2 +5Cl2+8H2O
3. Điều chế
- Trong phòng thí nghiệm
NaCl + H2SO4 →(t <250oC) NaHSO4 + HCl
2NaCl + H2SO4 →(t > 400oC) Na2SO4 + 2HCl
- Trong công nghiệp
- Phương pháp sunfat : từ NaCl và H2SO4 đậm đặc.
- Phương pháp tổng hợp : Từ H2 và Cl2
- Phương pháp clo hoá các chất hữu cơ
III. Muối của axit clohiđric. Nhận biết ion clorua
1. Muối của axit clohiđric
- Muối clorua là muối của axit clohiđric.
- Đa số muối clorua đều dễ tan trong nước, một vài muối không tan : AgCl, PbCl2 (không tan trong nước lạnh, tan khá nhiều trong nước nóng), CuCl, HgCl2
- Một số muối clorua dễ bay hơi ở nhiệt độ cao như Cu(II) clorua, sắt(III) clorua, thiếc(IV) clorua…
2. Nhận biết ion clorua
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
AgNO3 + HCl→ AgCl↓ + HNO3
→ Kết luận : Dung dịch AgNO3 là thuốc thử để nhận biết ion clorua.
Bình luận