Giải bài 9 Ôn tập chương 2

Giải bài 9 Ôn tập chương 2 - Sách hóa học 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

I. Hệ thống hóa kiến thức

Câu 1. Cấu tạo bảng tuần hoàn

a) Điền các cụm từ “số lớp electron”; “điện tích hạt nhân” và “số electron hóa trị” vào chỗ trống trong các mệnh đề sau theo đúng các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố bảng tuần hoàn.

…………?............ tăng dần.

Cùng ………?.........=> cùng chu kì (hàng).

Cùng ………?.........=> cùng nhóm (cột).

b) Trong bảng tuần hoàn hiện nay có bao nhiêu nguyên tố, bao nhiêu chu kì, bao nhiêu nhóm?

Trả lời:

a) điện tích hạt nhân tăng dần.

Cùng số lớp electron => cùng chu kì (hàng).

Cùng số electron hóa trị => cùng nhóm (cột).

b) Bảng tuần hoàn có 118 nguyên tố, 7 chu kỳ, 8 nhóm A và 8 nhóm B.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 2. Xu hướng biến đổi trong bảng tuần hoàn

Điền các đại lượng và tính chất dưới đây vào bên trong các mũi tên theo chiều tăng dần để thấy xu hướng biến đổi của các đại lượng và tính chất đó.

Bán kính nguyên tử

Giá trị độ âm điện

Tính kim loại

Tính phi kim

Tính acid – base của các oxide và hydroxide.

Câu 3. Bảng tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử

Điền các cụm từ “số proton”, “số lớp electron”; “số Z”; “số thứ tự nhóm A”; “số electron”; “số thứ tự chu kì”; “số hiệu nguyên tử”; “số electron lớp ngoài cùng” thích hợp thay cho các số sau đây để cho thấy ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

……(1)…….= ……(2)…..= ……(3)…….= ……(4)……

……(5)…….= ……(6)…….

……(7)…….= ……(8)…….

Câu 4. Định luật tuần hoàn

Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp để hoàn thành nội dung của định luật tuần hoàn:

Tính chất của các …?.... và đơn chất cũng như thành phần và …?... của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của ….?... nguyên tử.

II. Luyện tập

Câu 1. Cho vị trí của các nguyên tố E, T, Q, X, Y, Z trong bảng tuần hoàn rút gọn (chỉ biểu diễn các nguyên tố nhóm A) như sau:

Có các nhận xét sau:

(1) Thứ tự giảm dần tính kim loại là Y, E, X.

(2) Thứ tự tăng dần độ âm điện là Y, X, Z, T.

(3) Thứ tự tăng dần tính phi kim là T, Z, Q.

(4) Thứ tự giảm dần bán kinh nguyên tử là Y, E, X, T.

Số nhận xét đúng là:

A. 1                 B. 2                 C. 3                 D. 4

Câu 2. Sulfur (S) là nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Trong các phát biểu sau:

(1) Nguyên tử S có 3 lớp electron và có 10 electron p.

(2) Nguyên tử S có 5 electron hóa trị và 6 lectron s.

(3) Công thức oxide cao nhất của S có dạng SO3 và là acidic oxide.

(4) Nguyên tố S có tính phi kim mạnh hơn so với nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 8.

(5) Hydroxide cao nhất của S có dạng H2SO4 và có tính acid.

Số phát biểu đúng là

A. 2                 B. 3                 C. 4                 D. 5

Câu 3. X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A, trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Oxide cao nhất của X và Y có dạng là XO và YO3. Trong các phát biểu sau:

(1) X và Y thuộc 2 nhóm A kế tiếp nhau.

(2) X là kim loại, Y là phi kim.

(3) X2O3 là basic oxide và YO3 là acidic oxide.

(4) Hydroxide cao nhất của Y có dạng Y(OH)6 và có tính base.

Số phát biểu đúng là

A. 2                 B. 3                 C. 4                 D. 1

Câu 4. Borax (Na2B4O7.10H2O), còn gọi là hàn the, là khoáng chất dạng tinh thể. Nhờ có khả năng hòa tan oxide của kim loại, borax được dung để làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn, chế tạo thủy tinh quang học, men đồ sứ,… Một lượng lớn borax được dung để sản xuất bột giặt.

a) Nêu vị trí trong bảng tuần hoàn của mỗi nguyên tố có trong thành phần của borax và viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố đó.

b) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều bán kinh nguyên tử tăng dần.

c) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều độ âm điện giảm dần.

Giải thích dựa vào quy luật biến thiên trong bảng tuần hoàn.

Câu 5. Công thức cấu tạo của phân tử cafein, một chất gây đắng tìm thấy nhiều trong café và trà được biểu diễn ở hình bên.

a) Nêu vị trí của các nguyên tố tạo nên cafein trong bảng tuần hoàn.

b) So sánh tính phi kim, bán kính nguyên tử và độ âm điện của các nguyên tố đó và giải thích.

Câu 6. Một loại hợp kim nhẹ, bền được sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật hàng không chứa hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.

a) Viết cấu hình electron, từ đó xác định vị trí của hai nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn.

b) So sánh tính chất hóa học của A với B và giải thích.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: giải hóa 10 kết nối tri thức, giải sách kết nối tri thức 10 môn hóa, giải hóa 10 sách mới bài 9, bài 9 Ôn tập chương 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác