Giải bài 5 Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Giải bài 5: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Sách hóa học 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

I. Lịch sử phát minh bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Câu 1. Theo tiến trình lịch sử, các nhà khoa học đã phân loại các nguyên tố hóa học dựa trên cơ sở nào?

Trả lời:

- Năm 1789: phân loại các nguyên tố theo nhóm các chất khí, kim loại, phi kim và “đất”.

- Năm 1829: Phân loại nguyên tố thành các nhóm có tính chất hóa học giống nhau.

- Năm 1866: phân loại các nguyên tố theo chiều tăng khối lượng nguyên tử thành các octave, trong đó nguyên tố thứ tám lặp lại tính chất của nguyên tố đầu tiên.

- Năm 1869: phân loại các nguyên tố theo chiều tăng khối lượng nguyên tử vào các hàng, cột.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

II. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Câu 2. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo ba nguyên tắc. nguyên tắc nào sau đây đúng?

A. Nguyên tử khối tăng dần.                   B. Cùng số lớp electron xếp cùng cột.

C. Điện tích hạt nhân tăng dần                D. Cùng số electron hóa trị xếp cùng hàng

III. Cấu tạo của bảng tuần hoàn

Câu 3. Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta biết những thông tin gì? Lấy ví dụ minh họa.

Câu 4. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu hình electron và số electron hóa trị của các nguyên tố: C, Mg và Cl.

Câu 5. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết: 

$12_{Mg}$,$15_{P}$,$26_{Fe}$,$18_{Ar}$ thuộc loại nguyên tố nào sau đây.

a) s, p, d hay f?                b) phi kim, kim loại hay khí hiếm?

Câu 6. Nguyên tố phosphorus có Z = 15, có trong thành phần của một loại phân bón, diêm, pháo hoa; nguyên tố calcium có Z = 20, đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là xương và răng. Xác định vị trí của hai nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn và cho biết chúng thuộc loại nguyên tố s, p hay d; kim loại, phi kim hay khí hiếm.

Câu 7. Sulfur (S) là chất rắn, xốp, màu vàng nhạt ở điều kiện thường. Sulfur và hợp chất của nó được sử dụng trong acquy, bột giặt, thuốc diệt nấm; do dễ cháy nên S còn được dung để sản xuất các loại diêm, thuốc súng, pháo hoa,.. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố S nằm ở chu kì 3, nhóm VIA.

a) Nguyên tử của nguyên tố S có bao nhiêu electron thuộc lớp ngoài cùng?

b) Các electron lớp ngoài cùng thuộc những phân lớp nào?

c) Viết cấu hình electron nguyên tử của S.

d) S là nguyên tố kim loại hay phi kim?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: giải hóa 10 kết nối tri thức, giải sách kết nối tri thức 10 môn hóa, giải hóa 10 sách mới bài 5, bài 5 Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác