Soạn giáo án Hóa học 10 kết nối tri thức bài 5: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hóa học 10 bài 5: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 5: CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nêu được lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và nêu được các khái niệm liên quan (ô, chu kì, nhóm).
- Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (dựa theo cấu hình electron).
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
- Năng lực riêng:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: sử dụng các thuật ngữ hóa học, tên các nguyên tố hóa học trong bài học.
- Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học: học sinh so sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng về nhóm, chu kì.
- Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu hình electron: nguyên tố s, p, d, f; dựa theo tính chất hóa học: kim loại, phi kim, khí hiếm).
- Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hình ảnh và câu chuyện về lịch sử phát minh, tác giả của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu:
- HS thấy gợi mở về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- HS nêu được những điều đã biết và chưa biết về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập.
- b) Nội dung: GV đưa ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bảng KWL, HS suy nghĩ hoàn thành cột K,W trong bảng KWL.
- c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bảng KWL và đưa ra yêu cầu: “ Đây là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học rất quen thuộc với chúng ta, nhiều bạn HS đã từng sử dụng bảng này để giải quyết một số bài tập liên quan. Tuy nhiên còn rất nhiều điều các em đã biết và chưa biết về nó. Vì vậy, các em hãy ghi những điều các em đã biết về bảng tuần hoàn vào cột K, những điều các em chưa biết và muốn biết về bảng tuần hoàn vào cột W; những điều các em học được về bảng tuần hoàn sẽ ghi vào cột L sau khi kết thúc bài học này.”
Bảng KWL
K | W | L |
|
|
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát và chú ý lắng nghe, hoạt động nhóm đôi hoàn thành bảng KWL.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu hoặc lên bảng trình bày nội dung trong bảng, những bạn HS khác nhận xét góp ý.
K | W | L |
- Mỗi 1 ô là một nguyên tố hóa học. - Nhìn vào bảng ta có thể biết nguyên tử khối, tên và kí hiệu của các nguyên tố. - … | - Nhiều kí hiệu trong bảng chưa biết ý nghĩa. -Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo quy luật nào? -... |
|
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để trả lời cho những câu hỏi, thắc mắc của HS trong cột W, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 5 Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.”
Bài 5: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Lịch sử phát minh bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- a) Mục tiêu:
-Nêu được lịch sử phát bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - b) Nội dung: HS đọc SGK, thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi, tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm: HS trình bày về lịch sử phát minh của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và trả lời câu hỏi 1 sgk trang 31.
- d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: -GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4 đọc sgk và thảo luận về lịch sử phát minh bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: + Ai là người đâu tiên phân loại các nguyên tố hóa học năm 1789 và phân loại như thế nào?
+ Trả lời câu hỏi ?1 sgk trang 31
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS thảo luận nhóm 4 suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS hoặc HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 1. Lịch sử phát minh bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Năm 1829, A. Lavoisier là người đầu tiên phân loại các nguyên tố óa học thành các nhóm: chất khí, kim loại, phi kim, đất. - Năm 1929, J.W. Döbereiner phân loại các nhóm có tính chất hóa học giống nhau. Năm 1866, J. Newlands xếp lại các nguyên tố theo chiều tăng khối lượng nguyên tử thành các octave. Năm 1969, D. I. Mendeleev và J. L. Meyer, sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng khối lượng vào từng hàng từng cột và nhận thấy tính chất hóa học của các nguyên bắt đầu tố lặp lại, ngoài ra D.I.M thay đổi một số vị trí cho phù hợp. Năm 2016, các nhà khoa học thống nhất sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng điện tích hạt nhân. -Theo em cách sắp xếp của D.I.M và J.L.M là hợp lý nhất. Vì các nguyên tố ở vị trí còn trống đều phù hợp với cách sắp xếp này. - Trả lời câu hỏi ?1 sgk trang 31: Theo tiến trình lịch sử, các nhà khoa học đã phân loại các nguyên tố hóa học dựa trên các sơ sở: + Tính chất hóa học + Hóa trị + Khối lượng nguyên tử + Điện tích hạt nhân nguyên tử |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hóa học 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác