Soạn giáo án Hóa học 10 kết nối tri thức bài 17: Enthalpy tạo thành và sự biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hóa học 10 bài 17: Enthalpy tạo thành và sự biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 17. ENTHALPY TẠO THÀNH VÀ SỰ BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Trình bày được khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt; nhiệt tạo thành và biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng.
- Nêu được ý nghĩa của dấu và giá trị của biến thiên enthalpy chuẩn.
- TÍnh được biến thiên enthalpy chuẩn của một số phản ứng theo năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về sự đa dạng của năng lượng hóa học của hầu hết các phản ứng hóa học cũng như quá trình chuyển thể của chất.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm và cặp đôi theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống.
- Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức hóa học: Trình bày được khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt; điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar và thường chọn nhiệt độ 25 độ C hay 289 K); enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) ∆f và biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng ∆f ; Nêu được ý nghĩa của dấu và giá trị ∆f
- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Tiến hành được thí nghiệm về phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt.
- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Tìm hiểu, đưa ra được ví dụ và kết luận về sự thay đổi nhiệt độ của các quá trình xảy ra trong tự nhiên.
- Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm và cặp đôi phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá trong quá trình làm thực hành.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS vừa liên hệ kiến thức vừa kết nối vào nội dung chính của bài mới.
- b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học.
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu: Phản ứng giữa đường glucose với oxygen tạo ra carbon dioxide, hơi nước và tỏa nhiều nhiệt. Sau khi chơi thể thao, cơ thể mệt mỏi, nghỉ ngơi vài phút, sau đó nếu một cốc nước hoa quả, em sẽ cảm thấy khỏe hơn. Có phải đường glucose đã “cháy” và cấp bù năng lượng cho cơ thể?
?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
- GV dẫn dắt vào bài mới: Phản ứng giữa đường glucose với oxygen là một trong những phản ứng oxi hóa – khử. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta đi sâu về bản chất hóa học của những phản ứng này. “Bài 17. Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học”
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt.
- a) Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt.
- b) Nội dung: HS làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi trong sgk và hình thành nên kiến thức.
- c) Sản phẩm: Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt, đáp án cho câu hỏi
- d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đưa ra tình huống: “Bạn Nam làm thí nghiệm: (1) Thả thì vôi sống dạng bột (CaO) vào cốc 1 đựng nước cất. (2) Thả C sủi vào cốc 2 chứa nước cất. Nam thấy trước khi làm thí nghiệm, nhiệt độ của 2 cốc nước là 25oC. Cốc 1, sau khi cho vôi sống, nhiệt độ tăng lên 75oC. Cốc 2, sau khi thả C sủi, nhiệt độ giảm xuống 21oC. - GV đưa ra yêu cầu: Em hãy dự đoán thí nghiệm (1), (2) là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt. - GV yêu cầu HS đọc sgk, nêu khái niệm phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi 1 sgk trang 81. - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong sgk trình bày chuẩn bị và tiến hành làm thí nghiệm: “Theo dõi sự thay đổi sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng trung hòa”. - GV chia cho mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ thí nghiệm và hướng dẫn HS làm thí nghiệm “Theo dõi sự thay đổi sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng trung hòa” đồng thời yêu cầu HS theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của dung dịch và trả lời câu hỏi: 1. Nhiệt độ trên nhiệt kế thay đổi như thế nào sau khi rót dung dịch NaOH vào cốc? Phản ứng trung hòa là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt? 2. Trong thí nghiệm trên, nếu thay các dung dịch HCl và NaOH bằng các dung dịch loãng hơn thì nhiệt độ thay đổi như thế nào so với thí nghiệm trên. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt
- Phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng thu nhiệt. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt. - Trả lời câu 1 sgk trang 81: Phản ứng này là phản ứng thu nhiệt. Thực hành: Theo dõi sự thay đổi sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng trung hòa. Chuẩn bị: dung dịch HCl 0,5M, dung dịch NaOH 0,5M, 1 cốc 250 mL, giá treo nhiệt kế, nhiệt kế ( có dải đo đến 100oC), que khuấy và 2 ống đong 50ml. Tiến hành: · Dùng ống đong lấy 50ml dung dịch HCl 0,5M cho vào cốc phản ứng, lắp nhiệt kế lân giá sao cho đầu nhiệt kế nhúng vào dung dịch trong cốc (Hình 17.1). Đọc nhiệt độ dung dịch. · Dùng ống đong khác lấy 50 ml dung dịch NaOH 0,5M cho vào cốc phản ứng. Khuấy nhẹ. Trả lời câu hỏi: 1. Nhiệt độ trên nhiệt kế tăng lên sau khi rót dung dịch NaOH vào cốc. 2. Trong thí nghiệm trên, nếu thay các dung dịch HCl và NaOH bằng các dung dịch loãng hơn thì nhiệt độ sau phản ứng vẫn tăng nhưng tăng ít hơn so với thí nghiệm trên. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hóa học 10 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác