Soạn giáo án Hóa học 10 kết nối tri thức bài 12: Liên kết cộng hóa trị

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hóa học 10 bài 12: Liên kết cộng hóa trị sách kết nối tri thức . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 12. Liên kết cộng hóa trị

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Trình bày được khái niệm sự hình thành liên kết cộng hóa trị (liên kết đơn, đôi, ba) khi áp dụng quy tắc octet.
  • Viết được công thức Lewis của một số chất đơn giản.
  • Trình bày được khái niệm về liên kết cho - nhận.
  • Phân biệt được các loại liên kết (liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết ion).
  • Phân biệt được các loại liên kết σ và liên kết π qua sự xen phủ AO.
  • Trình bày được khái nhiệm năng lượng liên kết (cộng hóa trị).
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

- Năng lực riêng:

  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: sử dụng các thuật ngữ hóa học, tên các nguyên tố hóa học trong bài học.
  • Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học: lắp ráp được mô hình một số phân tử có liên kết cộng hóa trị.
  • Năng lực giải quyết vân đề thông qua môn Hóa học: thu thập làm rõ thông tin có liên quan đế vấn đề để trả lời các câu hỏi trong sgk, bài tập luyện tập, bài tập vận dụng.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  • Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, tư liệu về tính chất của hợp chất cộng hóa trị, sự xen phủ orbital nguyên tử.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu có kiến thức liên quan đến liên kết cộng hóa trị Tạo hứng thú học tập.
  3. b) Nội dung: Giáo viên đưa ra câu hỏi mở đầu, học sinh suy nghĩ trả lời.
  4. c) Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời dự đoán về yếu tố .
  5. d) Tổ chức thực hiện:
    Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đưa ra câu hỏi: Nguyên tử hydrogen và chlorine dễ dàng kết hợp để tạo thành phân tử hydrogen chloride (HCl), liên kết trong trường hợp này có gì khác so với liên kết ion trong phân tử sodium chloride (NaCl)?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Để có thể nhận xét một cách chính xác về đáp án cho câu hỏi này, lớp ta cùng đi tìm hiểu về bài 12. Liên kết cộng hóa trị.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị

  1. a) Mục tiêu:
  • Trình bày được khái niệm sự hình thành liên kết cộng hóa trị (liên kết đơn, đôi, ba) khi áp dụng quy tắc octet.
  • Viết được công thức Lewis của một số chất đơn giản.
  • Trình bày được khái niệm về liên kết cho - nhận.
  • Lắp ráp được mô hình một số phân tử có liên kết cộng hóa trị.
  1. b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi, tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. c) Sản phẩm: Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị, sự tạo thành các liên kết đơn, đôi, ba, mô hình một số phân tử liên kết cộng hóa trị, đáp án cho phần a, b, c câu hỏi 1 sgk trang 58.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi đưa ra 2 nguyên tử phi kim và nhận xét xu hướng tạo thành liên kết giữa chúng:

+ Viết cấu hình electron của 2 nguyên tố này.

+ Xác định số electron hóa trị.

+ Nêu xu hướng nhường nhận electron để tạo cấu hình bền.

+ 2 nguyên tử này liên kết với nhau theo kiểu liên kết nào?

=> Hãy nêu nhận xét về xu hướng tạo liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử phi kim.

- GV giới thiệu cho HS liên kết cộng hóa trị chia làm 2 loại.

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi giải thích hai nguyên tử Cl hoặc nguyên tử H và Cl liên kết với nhau như thế nào để thỏa mãn quy tắc octet:

+ Nêu số electron hóa trị của các nguyên tử.

+ Nêu xu hướng tạo cặp electron dùng chung.

+ Biểu diễn công thức lewis từ công thức electron bằng cách thay mỗi cặp electron dùng chung bằng một gạch nối.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân viết công thức electron cho ion NH4+. Hãy chỉ rõ trong phân tử NH3 số electron xung quanh nguyên tử N còn một cặp electron chưa liên kết và ion H là một orbital trống. Để thỏa mãn quy tắc octet, xu hướng tạo cặp electron dùng chung phải như thế nào?

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi giải thích trong phân tử O2, CO2, N2, các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào để thỏa mãn quy tắc octet:

+ Nêu số electron hóa trị của các nguyên tử.

+ Nêu xu hướng tạo các cặp electron dùng chung.

+ Biểu diễn công thức lewis từ công thức electron bằng cách thay mỗi cặp electron dùng chung bằng một gạch nối.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS dựa vào các phần kiến thức vừa tìm hiểu, hãy nêu khái niệm liên kết cộng hóa trị.

- GV giới thiệu về liên kết cộng hóa trị phân cực và liên kết cộng hóa trị không phân cực.

 

 

 

 

 

 

- GV đưa ra bộ lắp ráp mô hình và yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 lắp ráp các phân tử CH4, C2H4, C2H2, C2H4OH, CH3COOH.

- Cách tiến hành:

+ Chọn hình cầu có màu sắc đại diện cho nguyên tử C, O, H.

+ Lắp ráp hình cầu và que nối theo mẫu ( Hình 12.8)

-GV yêu cầu HS quan sát mô hình và cho biết số liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết bao trong mỗi phân tử.

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm phần a, b, c câu hỏi 1 sgk trang 58.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tự bầu nhóm trưởng, hoạt động nhóm, hoàn thành nhiệm vụ.

- GV: quan sát và trợ giúp HS, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS hoặc HS lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, cho ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị

- VD: H và Cl

H: 1s1 => có 1 electron hóa trị nên có xu hướng nhận thêm 1 electron để có cấu hình bền.

Cl: 1s22s22p63s23p=> có 5 electron hóa trị nên có xu hướng nhận thêm 1 electron để có cấu hình bền.

Khi liên kết với nhau, H và Cl mỗi nguyên tử góp 1 electron tạo cặp electron dùng chung để thỏa mãn mỗi nguyên tử có 8 electron.

=> Các nguyên tử phi kim hóa trị gần bão hòa có xu hướng nhận thêm electron. Khi 2 nguyên tử phi kim liên kết với nhau, chúng sẽ góp electron để dung chung. Các cặp electron dùng chung tạo ra liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử.

- Liên kết cộng hóa trị chia ra làm 2 loại:

+ Liên kết cộng hóa trị A - B

+ Liên hết cho nhận A→B

1. Sự tạo thành liên kết đơn

a, Phân tử Cl2

- Cl có 7 electron hóa trị; 2 nguyên tử Cl, mỗi nguyên tử góp 1 electron tạo cặp electron dùng chung để cả 2 đạt cấu hình bền:

Biểu diễn công thức lewis bằng sơ đồ:

b, Phân tử HCl

Cl có 7 electron hóa trị; H có 1 electron hóa trị; H góp 1 electron, Cl góp 1 electron => tạo cặp electron dùng chung để cả 2 đạt cấu hình bền.

Biểu diễn công thức lewis bằng sơ đồ:

c, Phân tử hợp chất có liên kết cho nhận

 

- Trong phân tử NH3, lớp ngoài cùng của nguyên tử nitrogen có 5 electron, trong đó có cặp electron chưa liên kết. Ion H+ không có electron nào nên chỉ còn orbital trống.

- Để thỏa mãn quy tắc octet, nguyên tử N đóng góp 1 cặp electron để dùng chung với ion H+ tạo thành phân tử NH4+.

=> Liên kết cho nhận được hình thành.

2. Sự tạo liên kết đôi

- Phân tử O2 : nguyên tử O có 6 electron hóa trị, hai nguyên tử O liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử góp 2 electron, tạo thành 2 cặp electron dùng chung để thỏa mãn quy tắc octet:

=> Phân tử có 2 cặp electron dùng chung (biểu diễn bằng hai gạch nối), đó là liên kết đôi.

- Phân tử CO2: Nguyên tử C có 4 electron hóa trị, nguyên tử O có 6 electron hóa trị. Hai nguyên tử O, mỗi nguyên tử góp 2 electron, nguyên tử C góp 4 electron tạo thành 4 cặp electron dùng chung để thỏa mãn quy tắc octet:

=> Phân tử có 4 cặp electron dùng chung tạo thành 2 liên kết đôi.

3. Sự tạo thành liên kết ba

- Phân tử N2 : nguyên tử N có 5  electron hóa trị, hai nguyên tử N liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử góp 3 electron tạo 3 cặp electron dùng chung để thỏa mãn quy tắc octet:

=> Trong phân tử có 3 cặp electron dùng chung tạo thành liên kết ba.

- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

- Các cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào được gọi là liên kết cộng hóa trị không phân cực (vd: Cl2, O2, N2,…).

 - Các cặp electron dùng chung bị hút lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn được gọi là liên kết cộng hóa trị phân cực.(vd: HCl, HBr,…).

Hoạt động lắp ráp mô hình một số phân tử

- Phân tử CH4 có 4 liên kết đơn:

- Phân tử C2H4 có 4 liên kết đơn và 1 liên kết đôi:

- Phân tử C2Hcó 2 liên kết đơn và 1 liên kết ba:

- Phân tử C2H4OH có 7 liên kết đơn:

 

- Phân tử CH3COOH có 5 liên kết đơn và 1 liên kết đôi:

 

- Trả lời phần a,b,c câu hỏi 1 sgk trang 58

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hóa học 10 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác