Giải bài 31 hóa học 10: Bài thực hành số 4: Tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh
Nhằm áp dụng kiến thực lí thuyết vào thực tiễn. Tech12h chia sẻ tới các bạn bài thực hành số 4: Tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh . Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn
Nội dung bài học gồm hai phần
- Lý thuyết về tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh
- Giải các thí nghiệm SGK
A. Lý thuyết
1. Tính chất hóa học của oxi
Oxi có tính oxi hóa mạnh.
- Tác dụng với kim loại. (trừ Au, Pt…)
Ví dụ: 2 Mg + O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ 2MgO
3Fe + 2O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ Fe3O4
- Tác dụng với phi kim (trừ halogen).
Ví dụ: 4P + 5O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ P2O5
C + O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ CO2
- Tác dụng với hợp chất
Ví dụ: 2CO + O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ 2CO2
C2H5OH + 3O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ 2CO2 + 3H2O
2. Tính chất hóa học của lưu huỳnh
a, Tính chất vật lý
- S có 2 dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sα) và lưu huỳnh đơn tà (Sβ)
- Tùy thuộc vào nhiệt độ mà 2 dạng thù hình có thể biến đổi qua lại.
- Sự biến đổi trạng thái:
<1130C 1190C 1870C >4450C
S8, rắn S8, lỏng, S8, quánh nhớt Sn, hơi
Vàng vàng nâu đỏ da cam
b, Tính chất hóa học
* Tính oxi hóa
- Tác dụng với kim loại: S tác dụng được với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao.
Ví dụ:
Fe + S $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ FeS (sắt (II) sunfua)
Hg + S → HgS (thủy ngân (II) sunfua).
- Tác dụng với Hidro:
S + H2 → H2S (hidro sunfua )
* Tính khử
- Ở t0 cao, S phản ứng được với một số phi kim như O2, F2…
S + O2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ SO2
S + 3F2 $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ SF6
Bình luận