Đề kiểm tra Hóa học 11 CTST bài 17: Phenol

Đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 Chân trời sáng tạo bài 17 Phenol. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

 I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phenol là

  • A. Hợp chất trong phân tử có một hoặc nhiều nhóm hydroxy liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene
  • B. Hợp chất trong phân tử chỉ có một nhóm hydroxy liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene
  • C. Hợp chất trong phân tử có một hoặc nhiều nhóm halogen liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene
  • D. Hợp chất trong phân tử có một hoặc nhiều nhóm hydroxy liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon bên ngoài vòng benzene

Câu 2: Công thức phân tử của phenol là

  • A. C6H6O
  • B. C7H8O
  • C. CH4O
  • D. C2H6O

Câu 3: Công thức cấu tạo của phenol là

  • A. CH3OH
  • B. C2H5OH
  • C. C6H5OH
  • D. C6H5CH2OH

Câu 4: Tính chất vật lí của phenol là

  • A. Là tinh thể không màu
  • B. Không bị oxi hóa trong không khí
  • C. Vón cục khi để ngoài không khí
  • D. Cả A, B, C

Câu 5: Phát biểu không đúng khi nói về tính chất vật lí của phenol là

  • A. Là tinh thể không màu
  • B. Dễ chảy rữa
  • C. Chuyển thành màu vàng do hút ẩm
  • D. Bị oxi hóa chậm trong không khí

Câu 6: Cho các pháp biểu sau

(1) Phenol là một alcohol thơm

(2) Phenol tác dụng với dung dịch sodium hydroxide tạo thành muối tan và nước

(3) Phenol tham gia phản ứng thế bromine và thế nitro dễ hơn benzene

(4) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do có tính acid

(5) Hợp chất C6H5-CH2-OH là phenol

Số phát biểu đúng là

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 2  

Câu 7: Cho các phát biểu sau về phenol

(1) Phenol vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với Na

(2) Nguyên tử H ở nhóm -OH của phenol linh động hơn trong alcohol

(3) Dung dịch sodiumphenolat tác dụng với CO2 tạo thành Na2CO3

(4) Cho nước bromine vào dung  dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa

Số phát biểu đúng là

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 5

Câu 8: Để thu được 22,9 g acid picric cần m (g) phenol. Biết hiệu suất phản ứng đạt 94%. Giá trị của m là

  • A. 9,4 g
  • B. 15,0 g
  • C. 12,0 g
  • D. 10,0 g

Câu 9: Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và ethanol phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được 0,1 mol khí H2. Mặt khác, m gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

  • A. 7,0
  • B. 21,0
  • C. 14,0
  • D. 10,5

Câu 10: Cho 15,8 gam hỗn hợp gồm CH3OH, C6H5OH tác dụng với dung dịch bromine dư thì làm mất mất vừa hết 48 gam Br2. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thì số mol CO2 thu được là

  • A. 0,30 mol
  • B. 0,45 mol
  • C. 0,70 mol
  • D. 0,80 mol

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ứng dụng nào sau đây không phải của phenol

  • A. Sản xuất chất nổ
  • B. Tổng hợp dược phẩm
  • C. Khử chua đất
  • D. Sản xuất thuốc nhuộm azo

Câu 2: Trong công nghiệp, phenol được điều chế bằng cách

  • A. Oxi hóa cumene 
  • B. Lên men tinh bột
  • C. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
  • D. Tách lỏng – rắn

Câu 3: Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của phenol__________so với một số hydrocarbon thơm khác

  • A. Thấp hơn
  • B. Bằng
  • C. Cao hơn
  • D. Không so sánh được

Câu 4: Phenol hòa tan trong nước tốt hơn một số hydrocarbon thơm khác do

  • A. Phenol tạo được liên kết hydrogen giữa các phân tử và với nước
  • B. Phenol tạo được liên kết carbon giữa các phân tử và với nước
  • C. Phenol tạo được liên kết oxygen giữa các phân tử và với nước
  • D. Cả A, B, C

Câu 5: Trong không khí, phenol_______

  • A. Bị kết tinh tạo tinh thể 
  • B. Bị oxi hóa chậm
  • C. Tác dụng với nitrogen tạo hợp chất gây độc cho cơ thể
  • D. Cháy ngay ở nhiệt độ phòng

Câu 6:  Cho phenol tác dụng  với Na, dung dịch NaOH, dung dịch bromine. Số phản ứng xảy ra là

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 2

Câu 7: Phản ứng giữa CO2 với dung dịch C6H5ONa xảy ra theo phương trình hóa học sau

CO2 + H2O + C6H5ONa → C6H5OH + NaHCO3

Phản ứng xảy ra được là do phenol có

  • A. Tính oxi hóa mạnh hơn acid carbonic
  • B. Tính oxi hóa yếu hơn acid carbonic
  • C. Tính acid mạnh hơn acid carbonic
  • D. Tính acid yếu hơn acid carbonic

Câu 8:  Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và ethanol phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được 0,1 mol khí H2. Mặt khác, m gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

  • A. 7,0
  • B. 21,0
  • C. 14,0
  • D. 10,5

Câu 9: Cho hỗn hợp gồm 0,2 mol phenol và 0,3 mol ethylene glycol tác dụng với lượng dư potassium dư thu được x mol H2. Giá trị của x là

  • A. 0,4 
  • B. 0,5
  • C. 0,25
  • D. 0,35

Câu 10: Cho 6,04 gam hỗn hợp khí X gồm phenol ethanol tác dụng với Na dư thu được 0,05 mol H2. Khi cho hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

  • A. 11,585 gam
  • B. 16,555 gam
  • C. 9,930 gam
  • D. 13,240 gam

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Trình bày về phản ứng thế nguyên tử hydrogen của vòng benzene ở phenol?

Câu 2 (4 điểm). Hãy mô tả quá trình điều chế phenol từ benzen? Viết phương trình hóa học chi tiết cho phản ứng điều chế này? 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm). Trình bày về cách điều chế Phenol?

Câu 2 (4 điểm). Cho biết công thức phân tử của phenol là C6H5OH, hãy tính số công thức cấu tạo của phenol?

 III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trong công nghiệp, phenol được điều chế bằng cách

  • A. Oxi hóa cumene 
  • B. Lên men tinh bột
  • C. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
  • D. Tách lỏng – rắn

Câu 2: Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của phenol__________so với một số hydrocarbon thơm khác

  • A. Thấp hơn
  • B. Bằng
  • C. Cao hơn
  • D. Không so sánh được

Câu 3. Phản ứng giữa CO2 với dung dịch C6H5ONa xảy ra theo phương trình hóa học sau

CO2 + H2O + C6H5ONa → C6H5OH + NaHCO3

Phản ứng xảy ra được là do phenol có

  • A. Tính oxi hóa mạnh hơn acid carbonic
  • B. Tính oxi hóa yếu hơn acid carbonic
  • C. Tính acid mạnh hơn acid carbonic
  • D. Tính acid yếu hơn acid carbonic

Câu 4. Cho hỗn hợp gồm 0,2 mol phenol và 0,3 mol ethylene glycol tác dụng với lượng dư potassium dư thu được x mol H2. Giá trị của x là

  • A. 0,4 
  • B. 0,5
  • C. 0,25
  • D. 0,35

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Phenol là gì?

Câu 2 (2 điểm): Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm phenol (C6H5OH) và axit axetic tác dụng vừa đủ với nước brom, thu được dung dịch X và 33,1 gam kết tủa 2,4,6-tribromphenol. Trung hòa hoàn toàn X cần vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là?

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trong không khí, phenol_______

  • A. Bị kết tinh tạo tinh thể 
  • B. Bị oxi hóa chậm
  • C. Tác dụng với nitrogen tạo hợp chất gây độc cho cơ thể
  • D. Cháy ngay ở nhiệt độ phòng

Câu 2: Phenol có tính acid yếu nên khi phân li không hoàn toàn tạo ra 

  • A. Ion O2-
  • B. Ion C6H5-
  • C. Ion H+
  • D. Ion OH-

Câu 3. Cho phenol tác dụng  với Na, dung dịch NaOH, dung dịch bromine. Số phản ứng xảy ra là

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 2

Câu 4. Cho phenol tác dụng  với Na, dung dịch NaOH, dung dịch bromine. Số phản ứng xảy ra là

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 2

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Tính chất vật lý của phenol?

Câu 2(2 điểm): Cho 15,5 gam hỗn hợp 2 phenol A và B liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của phenol tác dụng vừa đủ với 0,5 lít dung dịch NaOH 0,3M. Công thức phân tử của 2 phenol và % khối lượng của hỗn hợp lần lượt là?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Hóa học 11 CTST bài 17 Phenol, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 chân trời sáng tạo, đề thi hóa học 11 chân trời sáng tạo bài 17

Bình luận

Giải bài tập những môn khác