Đề kiểm tra Hóa học 11 CTST bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ

Đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 Chân trời sáng tạo bài 9 Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

 I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không chính xác khi nói về phương pháp chưng cất?

  • A. Chưng cất là phương pháp thuận tiện để tinh chế các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau.
  • B. Chưng cất là phương pháp tinh chế, tách dựa trên sự khác nhau về thành phần của hỗn hợp hơi và thành phần hỗn hợp lỏng nằm cân bằng với nhau.
  • C. Chưng cất là phương pháp tinh chế, tách dựa trên sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất.
  • D. Chưng cất là phương pháp tinh chế, tách dựa trên sự khác nhau về khối lượng của các chất.

Câu 2: Chiết là phương pháp tách và tinh chế các chất

  • A. Từ chất tinh khiết dựa trên độ hòa tan khác nhau của các chất đó trong hai môi trường không hòa tan vào nhau
  • B. Từ hỗn hợp dựa trên độ hòa tan giống nhau của các chất đó trong hai môi trường không hòa tan vào nhau
  • C. Từ hỗn hợp dựa trên độ hòa tan khác nhau của các chất đó trong hai môi trường không hòa tan vào nhau
  • D. Từ hỗn hợp dựa trên độ hòa tan khác nhau của các chất đó trong hai môi trường đồng nhất

Câu 3: Phương pháp chiết có bao nhiêu cách tiến hành?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 4: Phương pháp chiết gồm các cách tiến hành là

  • A. Chiết lỏng – lỏng
  • B. Chiết lỏng – rắn
  • C. Chiết rắn – rắn
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 5: Phương pháp kết tinh là phương pháp tách và tinh chế chất từ 

  • A. Hỗn hợp chất rắn dựa trên độ tan khác nhau của các chất trong dung môi và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ
  • B. Hỗn hợp chất lỏng dựa trên độ tan khác nhau của các chất trong dung môi và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ
  • C. Hỗn hợp chất khí dựa trên độ tan khác nhau của các chất trong dung môi và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ
  • D. Hỗn hợp chất ở cả ba trạng thái rắn, lỏng, khí dựa trên độ tan khác nhau của các chất trong dung môi và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ

Câu 6: Khi sử dụng phương pháp chưng cất để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau, chất bị tách ra cuối cùng là chất

  • A. Có nhiệt độ sôi cao nhất
  • B. Có nhiệt độ sôi thấp nhất
  • C. Có thể có nhiệt độ sôi cao nhất hoặc thấp nhất
  • D. Không xác đinh được

Câu 7: Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp nào sau đây?

  • A. Lọc
  • B. Chiết.
  • C. Kết tinh
  • D. Dùng nam châm hút.

Câu 8: Biết nhiệt độ sôi của ethanol và nước lần lượt là 78,3oC và 100oC. Khi chưng cấp ethanol và nước, chất sẽ chuyển thành hơi sớm hơn là

  • A. Nước
  • B. Ethanol
  • C. Cả 2 chất chuyển thành hơi cùng một lúc
  • D. Không xác định được

Câu 9: Cho một hỗn hợp chứa benzene, toluene, styrene với nhiệt độ sôi tương ứng là 80,1oC, 110oC, 146oC. Để tách riêng các chất trên người ta dùng phương pháp

  • A. Kết tinh.
  • B. Chiết.
  • C. Chưng cất.
  • D. Sắc ký.

Câu 10: Trong quy trình sản xuất đường từ cây mía (hình dưới), phương pháp kết tinh được sử dụng trong công đoạn nào?

c

  • A. (2)
  • B. (3)
  • C. (4)
  • D. (5)

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: “Trong sắc kí cột, có … pha là….” Các từ điền vào chỗ trống là

  • A. Một pha duy nhất/ pha tĩnh
  • B. Hai pha/ pha tĩnh và pha động
  • C. Ba pha/ hai pha tĩnh và một pha động
  • D. Bốn pha/ hai pha tĩnh và hai pha động

Câu 2: Phương pháp sắc kí cột dùng để tách, tinh chế chất trong hỗn hợp dựa trên

  • A. Sự khác biệt về khối lượng của các chất trong pha động khi tiếp xúc gián tiếp với một pha tĩnh 
  • B. Sự khác biệt về khối lượng của các chất trong pha động khi tiếp xúc trực tiếp với một pha tĩnh 
  • C. Sự khác biệt về tốc độ di chuyển của các chất trong pha động khi tiếp xúc trực tiếp với một pha tĩnh 
  • D. Sự khác biệt về tốc độ di chuyển của các chất trong pha động khi tiếp xúc gián tiếp với một pha tĩnh 

Câu 3: Phương pháp không dùng để tách và tinh chế hợp chất hữu cơ là

  • A. Phương pháp chưng cất
  • B. Phương pháp chiết
  • C. Phương pháp kết tinh
  • D. Phương pháp nhiệt phân

Câu 4: Trong các phương pháp sau, phương pháp dùng để tách và tinh chế hợp chất hữu cơ là

  • A. Dùng phổ IR
  • B. Phương pháp điện phân
  • C. Phương pháp kết tinh
  • D. Phương pháp nhiệt phân

Câu 5: “….là phương pháp dùng để tách các chất có độ hòa tan khác nhau trong các môi trường không hòa tan vào nhau”. Từ thích hợp điền vào chỗ trống là

  • A. Chưng cất
  • B. Chiết
  • C. Kết tinh
  • D. Sắc kí cột

Câu 6: Trong quá trình nấu rượu gạo truyền thống, người ta dùng phương pháp

  • A. Chưng cất
  • B. Kết tinh
  • C. Chiết
  • D. Sắc kí cột

Câu 7: Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng

  • A. Chưng cất
  • B. Kết tinh
  • C. Chiết
  • D. Cả A, B và C

Câu 8: Hình vẽ dưới đây mô tả phương pháp

  • A. Chưng cất
  • B. Chiết
  • C. Kết tinh
  • D. Sắc kí cột

Câu 9: Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitrogen lỏng sôi ở -196oC oxygen lỏng sôi ở -183oC. Phương pháp tách riêng khí nitrogen và oxygen là

  • A. Kết tinh
  • B. chiết.
  • C. Sắc kí cột.
  • D. Chưng cất

Câu 10: Các phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ được áp dụng rất nhiều vào thực tế, bao gồm các quy trình

(1) Tách tinh dầu sả trong hỗn hợp gồm tinh dầu sả và nước

(2) Làm muối ăn từ nước biển

(3) Nấu rượu

(4) Làm đường phèn từ nước mía

Các phương pháp ứng với từng quy trình là

  • A. (1) Chiết – (2) Kết tinh – (3) Chưng cất – (4) Kết tinh
  • B. (1) Kết tinh – (2) Kết tinh – (3) Chưng cất – (4) Chiết
  • C. (1) Chiết – (2) Kết tinh – (3) Chưng cất – (4) Sắc kí cột
  • D. (1) Kết tinh – (2) Kết tinh – (3) Sắc kí cột – (4) Kết tinh

 II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

 ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Trình bày cách tiến hành của phương pháp sắc ký cột?

Câu 2 (4 điểm). Nêu cách nấu rượu hiện nay? Đây là phương pháp gì?

 ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm). Trình bày cách tiến hành của phương pháp chiết lỏng – lỏng?

Câu 2 (4 điểm).  Bằng hiểu biết và các thông tin trên internet, hãy viết quy trình chưng cất nước mắm?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

 ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. “…là phương pháp tách và tinh chế chất từ hỗn hợp chất rắn dựa trên độ tan của các chất trong dung môi và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ”. Phương pháp cần điền là

  • A. Chưng cất
  • B. Chiết
  • C. Kết tinh
  • D. Sắc kí cột

Câu 2: Phương pháp tách chất dựa trên sự khác nhau về tốc độ di chuyển của các chất trong pha động khi tiếp xúc trực tiếp với một pha tĩnh là

  • A. Chưng cất
  • B. Chiết
  • C. Kết tinh
  • D. Sắc kí cột

Câu 3.  Quá trình nào sau đây thuộc phương pháp kết tinh

  • A. Ngâm rượu thuốc
  • B. Làm đường mía từ nước mía
  • C. Giã lá chàm, lấy nước để nhuộm vải
  • D. Nấu rượu

Câu 4. Cho biết nhiệt độ sôi của benzene là 80,1oC; aniline là 184,1oC. Phương pháp được sử dụng để tách riêng từng chất ra là

  • A. Chưng cất
  • B. Chiết
  • C. Kết tinh
  • D. Sắc kí cột

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm):  Chiết là gì?

Câu 2 (2 điểm): Viết cách tiến hành tách chiết tinh dầu bưởi?

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. “….là phương pháp thường dùng để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau”. Từ cần điền là

  • A. Chưng cất
  • B. Chiết
  • C. Kết tinh
  • D. Sắc kí cột

Câu 2. Phương pháp sắc kí cột dùng để tách, tinh chế chất trong hỗn hợp dựa trên

  • A. Sự khác biệt về khối lượng của các chất trong pha động khi tiếp xúc gián tiếp với một pha tĩnh 
  • B. Sự khác biệt về khối lượng của các chất trong pha động khi tiếp xúc trực tiếp với một pha tĩnh 
  • C. Sự khác biệt về tốc độ di chuyển của các chất trong pha động khi tiếp xúc trực tiếp với một pha tĩnh 
  • D. Sự khác biệt về tốc độ di chuyển của các chất trong pha động khi tiếp xúc gián tiếp với một pha tĩnh 

Câu 3. “Trong quá trình chưng cất hỗn hợp ethanol và nước, đầu tiên sẽ thu được một dung dịch…., sau đó….” Các từ thích hợp điền vào chỗ trống là

  • A. Chứa nhiều nước hơn ethanol/hàm lượng ethanol giảm dần
  • B. Chứa nhiều nước hơn ethanol /hàm lượng ethanol tăng dần
  • C. Chứa nhiều ethanol hơn nước/hàm lượng ethanol tăng dần
  • D. Chứa nhiều ethanol hơn nước/hàm lượng ethanol giảm dần

Câu 4. Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitrogen lỏng sôi ở -196oC oxygen lỏng sôi ở -183oC. Phương pháp tách riêng khí nitrogen và oxygen là

  • A. Kết tinh
  • B. chiết.
  • C. Sắc kí cột.
  • D. Chưng cất

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Phương pháp kết tinh là gì?

Câu 2(2 điểm):  Nhiệt kế trong hình thí nghiệm sau có vai trò gì?

c

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Hóa học 11 CTST bài 9 Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 chân trời sáng tạo, đề thi hóa học 11 chân trời sáng tạo bài 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác