Đề kiểm tra Hóa học 11 CTST bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate

Đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 Chân trời sáng tạo bài 7 Sulfuric acid và muối sulfate. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là

  • A. Rót từ từ acid vào nước và khuấy đều
  • B. Rót nhanh acid vào nước và khuấy đều
  • C. Rót từ từ nước vào acid và khuấy đều
  • D. Rót nhanh nước vào acid và khuấy đều

Câu 2: Để nhận biết sự có mặt của ion sulfate trong dung dịch, người ta thường dùng

  • A. Dung dịch chứa ion Ba2+
  • B. Thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2
  • C. Quỳ tím
  • D. Dung dịch muối Mg2+

Câu 3: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?

  • A. Al
  • B. Mg
  • C. Na
  • D. Cu

Câu 4: Kim loại bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội là

  • A. Al và Zn
  • B. Al và Fe
  • C. Fe và Cu
  • D. Fe và Mg

Câu 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu không đúng khi nói về tính chất của sulfuric acid là

  • A. Là chất lỏng sánh như dầu
  • B. Không màu, không bay hơi
  • C. Không tan trong nước
  • D. Nặng hơn nước

Câu 6: Tính chất đặc biệt của dung dịch H2SO4 đặc, nóng là tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây mà dung dịch H2SO4 loãng không tác dụng?

  • A. BaCl2, NaOH, Zn                                                         
  • B. NH3, MgO, Ba(OH)2
  • C. Fe, Al, Ni                                                                     
  • D. Ag, S, FeSO4

Câu 7: Dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng được với dãy các chất nào sau đây, thu được sản phẩm không có khí thoát ra?

  • A. Fe, BaCO3, Cu
  • B. FeO, KOH, BaCl2
  • C. Fe2O3, Cu(OH)2, Ba(OH)2
  • D. S, Fe(OH)3, BaCl2

Câu 8: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được

  • A. 0,03mol Fe2(SO4)3và 0,06 mol FeSO4
  • B. 0,05mol Fe2(SO4)3và 0,02 mol Fe dư
  • C. 0,02mol Fe2(SO4)3và 0,08 mol FeSO4
  • D. 0,12mol FeSO4

Câu 9: Để hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 (trong đó số mol Fe2O3 bằng số mol FeO), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch H2SO4 0,5M. Giá trị của V là

  • A. 0,23
  • B. 0,08
  • C. 0,18
  • D. 0,16

Câu 10: Dùng 300 tấn quặng ion pyrite (FeS2) có lẫn 20% tạp chất để sản xuất acid H2SO4  có nồng độ 98%. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng acid H2SO4 98% thu được là

  • A. 320 tấn 
  • B. 335 tấn 
  • C. 350 tấn
  • D. 360 tấn

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phải thận trọng khi làm việc với dung dịch H2SO4 đặc vì khi bị dung dịch này bắn vào người, sẽ……

  • A. Gây ra bỏng nặng
  • B. Gây ra bỏng base
  • C. Gây ra bỏng lạnh
  • D. Không ảnh hường quá lớn

Câu 2: Sulfuric acid đặc hấp thụ mạnh hơi nước nên thường được dùng để 

  • A. Làm khô các chất phản ứng mãnh liệt với nó
  • B. Làm khô những khí không tương tác hóa học với nó
  • C. Làm khô chất bất kì
  • D. Làm gói hút ẩm

Câu 3: Dung dịch sulfuric acid đặc có thể lấy nước của nhiều hợp chất hữu cơ có trong da, giấy, đường, tinh bột,…do có tính chất nào?

  • A. Tính oxi hóa mạnh
  • B. Tính acid mạnh
  • C. Tính háo nước
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Ion sulfate có công thức là 

  • A. OH-
  • B. SO42-
  • C. CO32-
  • D. S2-

Câu 5: Ứng dụng của calcium sulfate (CaSO4) là

  • A. Làm chất phụ gia để làm đông các sản phẩm như đậu hũ, đậu non,..
  • B. Bột màu làm phụ gia pha màu cho công nghiệp sơn
  • C. Sản xuất muối tắm
  • D. Thành phần của thuốc trừ sâu hòa tan, thuốc diệt nấm

Câu 6: Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng, sản phẩm khí thu được gồm có

  • A. CO2 và SO2 
  • B. H2S và CO2
  • C. CO2
  • D. SO2

Câu 7: Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

  • A. Ag, Ba, Fe, Sn
  • B. Cu, Zn, Na, Ba
  • C. Au, Pt
  • D. K, Mg, Al, Fe, Zn

Câu 8: Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxide Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng muối sulfate khan tạo thành là

  • A. 5,33gam
  • B. 5,21gam
  • C. 3,52gam
  • D. 5,68gam

Câu 9: Cho 20g hỗn hợp X gồm Fe, Cu phản ứng hoàn toàn với H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 12g chất rắn không tan. Phần trăm về khối lượng của Fe trong X là

  • A. 60%                          
  • B. 72%                          
  • C. 40%                          
  • D. 64%

Câu 10: Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ x:y = 2:5) thu được một sản phẩm khử duy nhất là SO2 và dung dịch chỉ chứa muối sulfate. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hòa tan là

  • A. 2x
  • B. 3x
  • C. 2y
  • D.  y

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Trình bày quy trình sản xuất sulfuric acid theo phương pháp tiếp xúc?

Câu 2 (4 điểm). Tính thể tích dung dịch H2SO4 96% có nồng độ 18 M cần để tạo ra 3.6 g SO3?

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm). Trình bày tính chất hóa học của muối Sulfate?

Câu 2 (4 điểm). Tính khối lượng muối sulfate MgSO4.7H2O cần để chuẩn bị dung dịch 250 mL muối sulfate MgSO4 có nồng độ 0,1 M?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Ứng dụng của calcium sulfate (CaSO4) là

  • A. Làm chất phụ gia để làm đông các sản phẩm như đậu hũ, đậu non,..
  • B. Bột màu làm phụ gia pha màu cho công nghiệp sơn
  • C. Sản xuất muối tắm
  • D. Thành phần của thuốc trừ sâu hòa tan, thuốc diệt nấm

Câu 2: Ứng dụng của barium sulfate (BaSO4) là

  • A. Làm chất phụ gia để làm đông các sản phẩm như đậu hũ, đậu non,..
  • B. Bột màu làm phụ gia pha màu cho công nghiệp sơn
  • C. Sản xuất muối tắm
  • D. Thành phần của thuốc trừ sâu hòa tan, thuốc diệt nấm

Câu 3. Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

  • A. Ag, Ba, Fe, Sn
  • B. Cu, Zn, Na, Ba
  • C. Au, Pt
  • D. K, Mg, Al, Fe, Zn

Câu 4. Để hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 (trong đó số mol Fe2O3 bằng số mol FeO), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch H2SO4 0,5M. Giá trị của V là

  • A. 0,23
  • B. 0,08
  • C. 0,18
  • D. 0,16

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Nêu các lưu ý bắt buộc để đảm bảo an toàn khi bảo quản sulfuric acid?

 

Câu 2 (2 điểm): Tại sao sulfat lại có tác dụng giảm độc tố trong cơ thể?

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Phải thận trọng khi làm việc với dung dịch H2SO4 đặc vì khi bị dung dịch này bắn vào người, sẽ……

  • A. Gây ra bỏng nặng
  • B. Gây ra bỏng base
  • C. Gây ra bỏng lạnh
  • D. Không ảnh hường quá lớn

Câu 2: Sulfuric acid đặc hấp thụ mạnh hơi nước nên thường được dùng để 

  • A. Làm khô các chất phản ứng mãnh liệt với nó
  • B. Làm khô những khí không tương tác hóa học với nó
  • C. Làm khô chất bất kì
  • D. Làm gói hút ẩm

Câu 3. Cho phương trình hóa học

aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + e H2O

Tỉ lệ a:b là

  • A.1:1
  • B. 2:3
  • C. 1:3
  • D. 1:2

Câu 4. Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được

  • A. 0,03mol Fe2(SO4)3và 0,06 mol FeSO4
  • B. 0,05mol Fe2(SO4)3và 0,02 mol Fe dư
  • C. 0,02mol Fe2(SO4)3và 0,08 mol FeSO4
  • D. 0,12mol FeSO4

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm):  Muối sulfate là gì?

Câu 2(2 điểm): Làm thế nào để thu được muối sulfate trong quá trình sản xuất nhôm?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Hóa học 11 CTST bài 7 Sulfuric acid và muối sulfate, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 chân trời sáng tạo, đề thi hóa học 11 chân trời sáng tạo bài 7

Bình luận

Giải bài tập những môn khác