Đề kiểm tra Hóa học 11 CTST bài 5: Một số hợp chất với oxygen của nitrogen

Đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 Chân trời sáng tạo bài 5 Một số hợp chất với oxygen của nitrogen. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

 I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dãy gồm các chất không bị hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội là

  • A. Al, Zn, Cu                   
  • B. Al, Cr, Fe                    
  • C. Zn, Cu, Fe                   
  • D. Al, Fe, Mg

Câu 2: Khi làm thí nghiệm với dung dịch HNO3 đặc thường sinh ra khí nitrogen dioxide gây ô nhiễm không khí. Công thức của nitrogen dioxide là

  • A. NH3. 
  • B. NO. 
  • C. NO2. 
  • D. N2O.

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế HNO3 từ

  • A. NH3 và O2                                            
  • B. NaNO2 và H2SO4 đặc.
  • C. NaNO3 rắn và H2SO4 đặc.                           
  • D. NaNO2 và HCl đặc.

Câu 4: Công thức của khí nitrogen monoxide là

  • A. NO
  • B. N2O
  • C. NO2
  • D. N2

Câu 5: Các khí oxide của nitrogen có công thức chung là

  • A. NO2
  • B. N2
  • C. N2O
  • D. NOx

Câu 6:  Khi hòa tan hoàn toàn một lượng CuO có màu đen vào dung dịch HNO3 thì dung dịch thu được có màu

  • A. xanh                           
  • B. vàng                            
  • C. da cam                        
  • D. không màu

Câu 7: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO?

  • A. Fe2O3.              
  • B. FeO.                
  • C. Fe(OH)3.                   
  • D. Fe2(SO4)3.

Câu 8: Cho 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 500ml dung dịch HCl 2M đến phản ứng hoàn toàn thu được khí NO và dung dịch X. Phải thêm bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,4M để kết tủa hết ion Cu2+ trong dung dịch X?

  • A. 1 lít. 
  • B. 1,25 lít. 
  • C. 1,5 lít. 
  • D. 2 lít.

Câu 9: Thực hiện các thí nghiệm sau

(a) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(c) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Al(NO3)3.
(d) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dich NaAlO2.
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là

  • A. 4. 
  • B. 2. 
  • C. 3. 
  • D. 5.

Câu 10: Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng

  • A. 42.            
  • B. 40,67              
  • C. 38
  • D. 35,33

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Mưa acid là hiện tượng

  • A. Nước mưa có pH > 7
  • B. Nước mưa có pH = 14
  • C. Nước mưa có ph = 1
  • D. Nước mưa có ph < 5,6

Câu 2: Đâu không phải nguyên nhân chính gây ra mưa acid

  • A. Hoạt động quang hợp của cây
  • B. Hoạt động của núi lửa
  • C. Cháy rừng
  • D. Tiêu thụ nhiều nguyên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ…

Câu 3: Nitric acid tinh khiết

  • A. Là chất lỏng màu vàng, bốc khói mạnh trong không khí ẩm
  • B. Là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm
  • C. Là chất lỏng màu lục nhạt, bốc khói mạnh trong không khí ẩm
  • D. Là chất lỏng nâu đỏ, bốc khói mạnh trong không khí ẩm

Câu 4: Nitric acid là một 

  • A. Base manh
  • B. Base yếu
  • C. Acid mạnh
  • D. Acid yếu

Câu 5. Nitric acid là một acid có tính

  • A. Khử mạnh
  • B. Oxi hóa mạnh
  • C. Vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
  • D. Trơ về mặt hóa học

Câu 6: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng giải phóng khí X (không màu, dễ hoá nâu trong không khí). Khí X là

  • A. NO. 
  • B. NO2. 
  • C. N2O. 
  • D. NH3.

Câu 7: HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

  • A. NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.
  • B. Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
  • C. CuS, Pt, SO2, Ag.
  • D. Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.

Câu 8: Có các mệnh đề sau 

(1) Các muối nitrate đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

(2) Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường acid.

(3) Khi nhiệt phân muối nitrate rắn ta đều thu được khí NO2.

(4) Hầu hết muối nitrate đều bền nhiệt.

Trong các mệnh đề trên, những mệnh đề đúng là

  • A. (1) và (3).            
  • B. (2) và (4).              
  • C. (2) và (3).              
  • D. (1) và (2).

Câu 9: Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan (không chứa muối ammonium). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Giá trị của m là

  • A. 38,6            
  • B. 46,6.              
  • C. 84,6.              
  • D. 76,6.

Câu 10: Hòa tan hết 23,18 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Fe(NO3)3 vào dung dịch chứa 0,46 mol H2SO4 loãng và 0,01 mol NaNO3, thu được dung dịch Y (chứa 58,45 gam chất tan gồm hỗn hợp muối trung hòa) và 2,92 gam hỗn hợp khí Z. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,91 mol NaOH, thu được 29,18 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe(NO3)3 trong X là

  • A. 46,98%.          
  • B. 41,76%.                    
  • C. 52,20%.          
  • D. 38,83%.

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Trình bày quá trình hình thành mưa acid?

Câu 2 (4 điểm). Tính khối lượng NO2 cần để phản ứng hoàn toàn với 10,0 g Fe để tạo ra sản phẩm Fe(NO3)2?

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm). Tính chất vật lý của Nitric acid?

Câu 2 (4 điểm). Tính thể tích NO2 (ở đktc) được tạo ra từ 6,0 mol N2 và phản ứng đủ đủ O2?

 

 III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Phú dưỡng là hiện tượng

  • A. Ao, hồ dư quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng
  • B. Ao, hồ thiếu quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng
  • C. Ao, hồ dư quá nhiều các nguyên tố kim loại nặng
  • D. Ao, hồ thiếu quá nhiều các nguyên tố kim loại nặng

Câu 2: Ứng dụng của nitric acid là

  • A. Bảo quản thực phẩm
  • B. Làm chất làm lạnh
  • C. Kích thích trái cây nhanh chín
  • D. Chế tạo thuốc nổ

Câu 3. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch gồm FeCl2 và FeCl3, thu được kết tủa X. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa muối

  • A. Fe(NO3)3. 
  • B. Fe(NO3)2.
  • C. Fe(NO3)2 và KNO3. 
  • D. Fe(NO3)3 và KNO3.

Câu 4. Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)

  • A. 1,2 lít.              
  • B. 0,6 lít.              
  • C. 0,8 lít.              
  • D. 1,0 lít.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Mưa acid là gì? 

Câu 2 (2 điểm) Nitric acid có tác dụng với acid sulfuric để tạo ra acid nitrat, tại sao lại sử dụng acid sulfuric trong phản ứng này?

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nitric acid là một 

  • A. Base manh
  • B. Base yếu
  • C. Acid mạnh
  • D. Acid yếu

Câu 2. Nitric acid là một acid có tính

  • A. Khử mạnh
  • B. Oxi hóa mạnh
  • C. Vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
  • D. Trơ về mặt hóa học

Câu 3. Nhận định nào sau đây là không đúng 

  • A. HNO3 phản ứng với tất cả base.
  • B. HNO3 (loãng hoặc đặc, nóng) phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.
  • C. Tất cả các muối ammonium khi nhiệt phân đều tạo khí ammonia.
  • D. Hỗn hợp muối nitrate và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.

Câu 4. Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan (không chứa muối ammonium). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Giá trị của m là

  • A. 38,6            
  • B. 46,6.              
  • C. 84,6.              
  • D. 76,6.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Nitric acid là gì?

Câu 2(2 điểm): Nitric acid có tác dụng với ethanol để tạo ra một loại hợp chất hữu cơ, tại sao lại sử dụng ethanol trong phản ứng này?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Hóa học 11 CTST bài 5 Một số hợp chất với oxygen của nitrogen, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 chân trời sáng tạo, đề thi hóa học 11 chân trời sáng tạo bài 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác