Đề kiểm tra Hóa học 11 CTST bài 6: Sulfur và Sulfur dioxide

Đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 Chân trời sáng tạo bài 6 Sulfur và Sulfur dioxide. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  Nguyên tố sulfur có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của sulfur trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

  • A. Chu kì 3, nhóm VIA.
  • B. Chu kì 5, nhóm VIA.
  • C. Chu kì 3, nhóm IVA.
  • D. Chu kì 5, nhóm IVA.

Câu 2: Sulfur có thể tồn tại ở những trạng thái số oxi hoá nào ?

  • A. -2; +4; +5; +6
  • B. -3; +2; +4; +6.
  • C. -2; 0; +4; +6
  • D. +1 ; 0; +4; +6

Câu 3: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của sulfur

  • A. chất rắn màu vàng
  • B. không tan trong nước
  • C. có tnc thấp hơn ts của nước
  • D. tan nhiều trong benzen

Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải của S?

  • A. Làm nguyên liệu sản xuất axit sunfuric.
  • B. Làm chất lưu hóa cao su.
  • C. Điều chế thuốc súng đen.
  • D. Khử chua đất

Câu 5: Ứng dụng nào sau đây là ứng dụng chính của sulfur

  • A. Chế tạo dược phẩm, phẩm nhuộm
  • B. Sản xuất H2SO4
  • C. Lưu hóa cao su
  • D. Chế tạo diêm, thuốc trừ sâu, diệt nấm

Câu 6: Sulfur thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với

  • A. O2
  • B. Al
  • C. H2SO4 đặc
  • D. F2

Câu 7: Sulfur thể hiện tính khử khi tác dụng với 

  • A. O2    
  • B. Al       
  • C. Hg        
  • D. H2  

Câu 8: Cho 11 gam hỗn hợp bột Fe và bột Al tác dụng với bột S (trong điều kiện không có không khí) thấy có 12,8 gam S tham gia phản ứng. Khối lượng Fe có trong 11 gam hỗn hợp đầu là

  • A. 5,6 gam    
  • B. 11,2 gam    
  • C. 2,8 gam   
  • D. 8,4 gam

Câu 9: Đun nóng 4,8 gam bột magnesi với 4,8 gam bột sulfur trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là

  • A. 9    
  • B. 13    
  • C. 26    
  • D. 5

Câu 10: Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a:b bằng

  • A. 2:1    
  • B. 1:1    
  • C. 3:1    
  • D. 3:2

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  số oxi hóa cao nhất có thể có của sulfur trong các hợp chất là

  • A. +4
  • B. +5
  • C. +6
  • D. +7

Câu 2: Tính chất hóa học đặc trưng của sulfur là

  • A. Tính oxi hóa
  • B. Không tham gia phản ứng
  • C. Tính khử
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 3: Phát biểu đúng khi nói về tính chất vật lí của sulfur ở điều kiện thường là

  • A. Chất rắn, màu vàng
  • B. Không tan trong nước
  • C. Tan nhiều trong dung môi hữu cơ
  • D. Cả A, B và C

Câu 4: Sulfur không được ứng dụng để

  • A. Điều chế H2SO4
  • B. Lưu hóa cao su
  • C. Làm bột nở
  • D. Sản xuất chất tẩy trắng bột giấy

Câu 5: Phát biểu không đúng khi nói về sulfur dioxide là

  • A. Là chất khí màu vàng nhạt
  • B. Mùi xốc, độc
  • C. Nặng hơn không khí
  • D. Tan nhiều trong nước

Câu 6: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

  • A. 4S + 6NaOH (đặc) to → 2Na2S + Na2S2O3 +3H2O
  • B. S + 3F2 to → SF6
  • C. S + 6HNO3 (đặc) to → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
  • D. S + 2Na to → Na2S

Câu 7: Phương pháp đơn giản để thu hồi thủy ngân khi bị vỡ nhiệt kế thủy ngân là dùng

  • A. H2SO4
  • B. Bột S
  • C. AgNO3
  • D. Khí Cl2

Câu 8: Đung nóng 9,75 gam potassium với một phi kim X dư thu được 13,75 gam muối. X là phi kim nào sau đây?

  • A. Cl
  • B. Br
  • C. S
  • D. N

Câu 9: Nung nóng 28g Fe với 16g S ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của Y đối với H2 là 10,6. Hiệu suất của phản ứng giữa Fe với S là

  • A. 70%
  • B. 50%
  • C. 80%
  • D. 60%

Câu 10: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2. Thành phần phần trăm khối lượng của FeS trong hỗn hợp X là

  • A. 42,31%    
  • B. 59,46%    
  • C. 19,64%    
  • D. 26,83%

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Nêu những ứng dụng của Sulfur đơn chất?

Câu 2 (4 điểm). Trong phòng thí nghiệm, có một lượng sulfur đun nóng trong oxi dư, thu được 9,6 L hỗn hợp khí gồm SO2 và SO3 (ở đktc). Nếu thêm nước vào hỗn hợp để tạo thành dung dịch H2SO4, tính thể tích nước cần thiết (ở đktc) để tạo thành 5% dung dịch H2SO4?

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm). Trình bày tính chất hóa học của Sulfur dioxide?

Câu 2 (4 điểm). Một lượng sulfur đun nóng trong oxi dư, thu được 80 g hỗn hợp gồm SO2 và SO3. Biết tỉ lệ số mol của SO2 và SO3 là 1:2, hãy tính số mol của SO2 và SO3 trong hỗn hợp?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Một trong những nguyên nhân chính gây mưa acid là

  • A. SO2
  • B. N2
  • C. O2
  • D. SO3

Câu 2: Đâu không phải tác hại của mưa acid?

  • A. Tàn phá rừng cây
  • B. Làm suy giảm lượng oxygen trong nước
  • C. Phá hủy công trình kiến trúc bằng đá và kim loại
  • D. Biến đất đai trồng trọt thành những vùng hoang mạc

Câu 3. Sulfur thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với

  • A. O2
  • B. Al
  • C. H2SO4 đặc
  • D. F2

Câu 4. Đung nóng 9,75 gam potassium với một phi kim X dư thu được 13,75 gam muối. X là phi kim nào sau đây?

  • A. Cl
  • B. Br
  • C. S
  • D. N

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Sulfur dioxide là gì?

Câu 2 (2 điểm): Cách điều chế Sulfur và Sulfur dioxide?

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Sulfur không được ứng dụng để

  • A. Điều chế H2SO4
  • B. Lưu hóa cao su
  • C. Làm bột nở
  • D. Sản xuất chất tẩy trắng bột giấy

Câu 2: Phát biểu không đúng khi nói về sulfur dioxide là

  • A. Là chất khí màu vàng nhạt
  • B. Mùi xốc, độc
  • C. Nặng hơn không khí
  • D. Tan nhiều trong nước

Câu 3. Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước bromine

  • A. N2
  • B. CO2
  • C. H2
  • D. SO2

Câu 4. Nung nóng 28g Fe với 16g S ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của Y đối với H2 là 10,6. Hiệu suất của phản ứng giữa Fe với S là

  • A. 70%
  • B. 50%
  • C. 80%
  • D. 60%

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm):  Sulfur là gì?

Câu 2(2 điểm): Tại sao sulfur dioxide được coi là một chất gây ô nhiễm không khí?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Hóa học 11 CTST bài 6 Sulfur và Sulfur dioxide, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 chân trời sáng tạo, đề thi hóa học 11 chân trời sáng tạo bài 6

Bình luận

Giải bài tập những môn khác