Dễ hiểu giải Ngữ văn 12 Kết nối bài 1: Thực hành Tiếng Việt

Giải dễ hiểu bài 1: Thực hành Tiếng Việt. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 12 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 1. KHẢ NĂNG LỚN LAO CỦA TIỂU THUYẾT

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI MỈA, NGHỊCH NGỮ ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ nói mỉa và phân tích hiệu quả của nó ở từng trường hợp sau đây:

a. Công chúng luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo ở cái nước có hàng triệu con voi. (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

b. Trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu. [...] Thì sau hết, những lông tơ nó cũng dài ra, và trông rõ hơn. Và đến bây giờ, đứng ở hai bên miệng ông, nó hình thành hai cái dấu chua nghĩa (...) (Nguyễn Công Hoan, Đồng hào có ma)

Giải nhanh: 

 Biện pháp tu từ

Tác dụng

a)"mặt rồng"; "vị thiên tử"

+ Nhấn mạnh danh vọng, quyền thế của đức vua Xiêm. Vị thế của đức vua oai phong như một con rồng, người đứng đầu thiên hạ. 

+ Tiếng cười mỉa mai cho thấy nhà vua đang sử dụng danh vọng, quyền thế của mình một cách không đúng chỗ. Sự tức giận và cơn thịnh nộ đang khiến cho đức vua trở nên thiếu uy quyền và nực cười trước công chúng. 

b)"bao công trình", "từng ấy", "dấu chua"

+ Phác họa dáng vẻ hợm hĩnh của ông quan. Một người phải đi cấy râu để trở nên lịch lãm hơn nhưng đến cuối cùng thì bản chất lại khiến dáng vẻ của ông quan trở nên nực cười. 

+ Tố cáo dáng vẻ táng tận lương tâm của bọn cường hào ác bá, dù chúng có cố gắng tô vẽ vẻ bề ngoài như thế nào cũng không che đậy được sự gian xảo độc ác của chúng xuất phát từ sâu bên trong. 

Câu 2: Xác định nghịch từ trong các câu có hàm ý mỉa mai sau và cho biết căn cứ thực hiện điều này.

a. Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhẩy xuống đất, lên xe hơi (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

b. Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức lí trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau đưa ông lên ghế nghị viện. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Soạn chi tiết: 

a. 

- Nghịch ngữ: "nó giơ quả đấm chào loài người"

- Căn cứ: dựa trên ý nghĩa, "đấm" và "chào" là hai hành động không thể cùng xuất hiện trong một trường hợp. Vì lẽ đó, sự xuất hiện của "đấm" và "chào" ở đây tạo nên sự phi lí.

+ "Đấm": Hành vi bạo lực.

+ "Chào": Hành vi thể hiện lịch sự, có văn hóa.

b. 

- Nghịch ngữ: "cơm rượu, bò lợn"

- Căn cứ: Tác giả chỉ ra hành trình thăng tiến làm quan của "ông". Trong câu, tác giả đưa ra một loạt chức vụ như: phó tổng, chánh tổng sau đó lại xuất hiện từ "cơm rượu" và "bò lợn". Những từ này trông có vẻ không liên hệ gì với nhau nhưng lại cho người đọc thấy được sự tàn ác, không trong sạch của những "ông lớn" thời xưa. Họ làm quan không chỉ đơn thuần trải qua những chức vụ mà còn vơ vét của cải của nhân dân. 

 

Câu 3: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong các trường hợp sau:

a. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền. (Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà)

b. Trong lúc ấy ông nhà báo cấp tiến với xã hội và bảo thủ với gia đình vội vàng lấy bút máy và sổ tay ra ghi chép, coi những lời lẽ quý hóa ấy tựa hồ bật ở miệng một vĩ nhân mà ra… (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

Soạn chi tiết: 

a.

- Nghịch ngữ: "ầm ầm mà quạnh hiu"

- Hiệu quả nghệ thuật:

+ "ầm ầm": đại diện cho sự ồn ào, náo nhiệt

+ "quạnh hiu": sự trầm lặng, vắng vẻ.

Sự đối lập trong từ ngữ đã giúp Nguyễn Tuân vẽ nên một con sông Đà hung bạo. Sự nguy hiệm của con sông không chỉ nằm ở dáng vẻ sừng sững của chúng mà còn tồn tại trong thế bí hiểm. 

b. 

- Nghịch ngữ: "cấp tiến với xã hội" và "bảo thủ với gia đình"

- Hiệu quả nghệ thuật: Con người ta thường có xu hướng nhìn và hướng về gia đình. Nhưng ở đây, với sự đối lập giữa "gia đình" và "xã hội", Vũ Trọng Phụng đã chỉ ra sự tạo nghịch và vẽ nên một con người sĩ diện. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác