Dễ hiểu giải Khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 25 Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Giải dễ hiểu bài 25 Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 25. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Thực vật thu nhận, sử dụng nước như thế nào?
Thế kỷ XVII, Gian van Hen- môn đã trồng một cây liễu nhỏ khối lượng ban đầu là 2,25 kg trong một chậu chứa 90 kg đất khô. Chậu đất được bọc kín để không cho bụi vào. Sau 5 năm chỉ tưới nước mưa thì khối lượng cây liễu đã tăng lên tới 76,1 kg, trong khi đất chỉ có 0,1kg. Ông kết luận chất dinh dưỡng để cây lớn lên là nước. Kết luận của ông có đúng không?
Giải nhanh:
Kết luận của ông không hoàn toàn đúng.
I. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
Câu 1: Quan sát hình 25.2, nêu con đường hấp thụ và vận chuyển nước từ đất vào trong rễ
Giải nhanh:
Nhờ tế bào lông hút ở rễ cây.
Câu 2: Quan sát hình 25.3 và đọc thông tin cho biết chất nào được vận chuyển trong mạch gỗ, chất nào được vận chuyển trong mạch rây?
Giải nhanh:
Nước và chất khoáng được vận chuyển trong mạch gỗ, các chất hữu cơ được vận chuyển trong mạch rây.
Câu 3: Cơ quan nào vận chuyển nước trong cây? Cơ quan nào của cây thoát hơi nước ra môi trường bên ngoài?
Giải nhanh:
Mạch gỗ vận chuyển nước từ rễ vào trong thân cây, lá cây sẽ thoát hơi nước ra môi trường ngoài.
Câu 4: Quan sát hình 25.4, mô tả hoạt động đóng, mở khí khổng
Giải nhanh:
Khi no nước, thành mỏng căng ra → thành dày cong theo → khí khổng mở. Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại.
Câu hỏi 1: Trình bày sự trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.
Giải nhanh:
Sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng bao gồm: hấp thụ nước và chất khoáng, vận chuyển, thoát hơi nước. Cây hấp thụ nước và chất khoáng từ đất thông qua tế bào lông hút ở rễ; vận chuyển nước và các chất thông qua mạch gỗ và mạch rây. Hơi nước được thoát ra qua khí khổng.
Câu hỏi 2: Ghép mỗi cấu trúc (ở cột I) với chức năng (ở cột II) cho phù hợp.
Giải nhanh:
1- b; 2 – d; 3 – a; 4 – c.
Vận dụng 1
Câu hỏi: Vì sao vào những buổi trưa hè, ta đứng dưới bóng cây to thì lại thấy mát hơn khi đứng dưới mái che?
Giải nhanh:
Vì tán lá đã hấp thu nhiệt độ cao nên làm nhiệt độ giảm xuống. Ngoài ra, lá cây quang hợp giải phóng oxygen và hơi nước làm cho không khí thay đổi.
Vận dụng 2
Câu hỏi: Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nước nhiều hơn cho cây trồng?
Giải nhanh:
Vào những ngày trời nắng, cây thoát hơi nước nhiều nên cần tưới nhiều nước hơn để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây phát triển.
III. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT
Câu 5: Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến trao đổi nước và dinh dưỡng ở cây?
Giải nhanh:
Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở thực vật vì ánh sáng liên quan chặt chẽ với quang hợp.
Câu 6: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến trao đổi nước và dinh dưỡng ở cây?
Giải nhanh:
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá cây.
Câu hỏi 3: Lấy ví dụ về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng.
Giải nhanh:
Ví dụ: Khi trời nắng, nhiệt độ cao cây thoát hơi nước nhiều hơn nên quá trình hút nước của cây cũng diễn ra mạnh hơn.
Vận dụng 3
Câu hỏi: Nêu một số biện pháp làm cho đất tơi xốp, thoáng khí thuận lợi cho quá trình hút nước và chất khoáng ở cây.
Giải nhanh:
Thường xuyên cày xới đất, tháo nước, xới đất, làm cỏ, sục bùn, phơi ải.
IV. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀO THỰC TIỄN.
Câu 7: Thế nào là cân bằng nước của cây trồng?
Giải nhanh:
Là sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.
Câu 8: Khi nào cần tưới nước cho cây? Cần tưới với lượng nước và cách tưới như thế nào để cây sinh trưởng và phát triển tốt?
Giải nhanh:
Khi cây không cân bằng được nước thì cần phải tưới nước cho cây. Căn cứ vào từng loại cây, thời điểm sinh trưởng của cây cũng như loại đất, điều kiện môi trường để tưới lượng nước hợp lý cho cây.
Câu 9: Quan sát hình 25.10, nêu nguyên tắc bón phân hợp lý cho cây
Giải nhanh:
- Bón phân cân đối, đúng lúc, đúng liều lượng.
- Bón phân đúng thời điểm, thời tiết, mùa vụ.
- Bón đúng loại phân, đúng đối tượng, đúng cách.
Vận dụng 4
Câu hỏi: Cho ví dụ về bón phân hợp lí trong trồng lúa nước.
Giải nhanh:
Ví dụ: Bón lót cho lúa trước khi cấy: bón phân chuồng, phân bón bổ sung N, P, K với lượng khoảng 15 – 20 kg/sào.
Vận dụng 5
Câu hỏi: Trồng và chăm sóc cây cảnh để trong nhà thì cần tưới nước và bón phân thế nào cho hợp lí?
Giải nhanh:
- Tưới nước: Cây cảnh thường là cây ưa ánh sáng yếu, nên không cần tưới quá nhiều nước, mùa hè nên phun ẩm 1 – 2 lần trong ngày.
- Bón phân: Bón ít hàm lượng nhưng chia ra nhiều lần bón khác nhau, tốt nhất là nửa tháng 1 lần.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận