Trắc nghiệm Sinh học 7 Cánh diều bài 25 Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 25 Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thực vật thủy sinh hấp thụ nước qua
- A. lông hút rễ.
- B. lá.
- C. thân.
D. bề mặt cơ thể.
Câu 2: Phân bón có vai trò gì đối với thực vật?
A. Cung cấp các nguyên tố khoáng cho các hoạt động sống của cây.
- B. Đảm bảo cho quá trình thoát hơi nước diễn ra bình thường.
- C. Tạo động lực cho quá trình hấp thụ nước ở rễ.
- D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật sống trong đất phát triển.
Câu 3: Thực vật trên cạn hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua bộ phận nào?
A. Qua các tế bào lông hút ở rễ.
- B. Qua bề mặt tế bào biểu bì của cây.
- C. Qua các tế bào mô mềm ở rễ.
- D. Qua các tế bào mạch dẫn của cây.
Câu 4: Cân bằng nước trong cây là
A. Sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.
- B. Sự cân bằng giữa nước cho quá trình quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước của cây.
- C. Sự cân bằng giữa nước lấy vào và nước dùng cho quá trình thoát hơi nước.
- D. Sự cân bằng giữa nước sử dụng và nước lấy vào.
Câu 5: Nước vận chuyển ở thân cây chủ yếu
- A. từ mạch rây sang mạch gỗ.
- B. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
- C. từ mạch gỗ sang mạch rây.
D. qua mạch gỗ từ dưới lên.
Câu 6: Trong các loài thực vật sau đây, loài nào có rễ dài nhất?
- A. Cây dừa.
- B. Cây cà chua.
C. Cây cỏ lạc đà.
- D. Cây lúa nước.
Câu 7: Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?
- A. Chất hữu cơ và chất khoáng.
B. Nước và chất khoáng.
- C. Chất hữu cơ và nước.
- D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.
Câu 8: Cho mệnh đề sau: … vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân, đến lá và các phần khác của cây.
Từ cần điền vào chỗ … là
- A. Mạch gỗ.
B. Mạch rây.
- C. Lông hút ở rễ.
- D. Lá cây.
Câu 9: Trong cây táo, đường được vận chuyển từ
A. lá đến quả táo non.
- B. quả táo non đến lá.
- C. cành đến lá.
- D. vùng sinh trưởng của rễ đến chóp rễ.
Câu 10: Khi đưa cây đi trồng nơi khác, người ta thường làm gì để tránh cho cây không bị mất nước?
- A. Nhúng ngập cây vào nước.
B. Tỉa bớt cành, lá.
- C. Cắt ngắn rễ.
- D. Tưới đẫm nước cho cây.
Câu 11: Vai trò của bộ rễ đối với thực vật là?
- A. Là cơ quan hấp thụ nước ở thực vật
- B. Cố định cây trên mặt đất, giúp cây đứng vững
- C. Dự trữ chất dinh dưỡng ở thực vật (rễ biến dạng - rễ củ)
D. Cả ý A, B và C
Câu 12: Quá trình hấp thụ muối khoáng chủ động của rễ cây bị ức chế bởi
- A. sự có mặt của oxygen.
- B. sự có mặt của nitrogen.
C. sự thiếu oxygen.
- D. sự có mặt của lưu huỳnh.
Câu 13: Muối khoáng do rễ hút từ đất có dạng
- A. dung dịch rất loãng.
B. dung dịch loãng.
- C. dung dịch đậm đặc.
- D. dung dịch rất đậm đặc.
Câu 14: Một cành hoa bị héo sau khi được cắm vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên?
- A. Mạch rây.
B. Mạch gỗ.
- C. Lông hút.
- D. Vỏ rễ.
Câu 15: Các chất khoáng được thực vật hấp thụ ở
- A. dạng phân tử.
- B. dạng keo.
C. dạng ion.
- D. thể rắn.
Câu 16: Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây?
- A. Mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm trung bình.
- B. Mùa thu, nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình.
- C. Mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp.
D. Mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao.
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?
A. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
- B. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
- C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
- D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.
Câu 18: Sự đóng lại của khí khổng khi được chiếu sáng là do
- A. khí khổng mệt mỏi.
B. thực vật thoát hơi nước quá mức.
- C. gió mạnh.
- D. tốc độ quang hợp cao.
Câu 19: Sự hấp thụ khoáng của cây theo cơ chế chủ động cần
- A. có sự chênh lệch nồng độ.
B. cung cấp năng lượng.
- C. có sự thẩm thấu.
- D. có sự trao đổi chất của tế bào.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mạch rây?
A. Mạch rây có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân và lá.
- B. Mạch rây gồm các tế bào sống, thiếu đi một số các bào quan.
- C. Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ lá cung cấp cho các cơ quan của cây.
- D. Trong cây, mạch rây vận chuyển các chất theo dòng đi xuống.
Câu 21: Lông hút ở rễ có nguồn gốc từ đâu?
- A. Do các tế bào ở phần trụ giữa kéo dài ra hình thành.
B. Do các tế bào biểu bì kéo dài ra hình thành.
- C. Do các tế bào ở vỏ kéo dài ra hình thành.
- D. Do các tế bào mạch gỗ và mạch rây kéo dài ra hình thành.
Câu 22: Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây?
- A. Mép lá có các giọt nước nhỏ vào những ngày độ ẩm không khí cao.
B. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân cây thì sau một thời gian, phần mép vỏ phía trên bị phình to.
- C. Lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng.
- D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mạch gỗ?
- A. Mạch gỗ là các tế bào sống, có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng.
B. Mạch gỗ gồm các tế bào chết, có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng.
- C. Mạch gỗ gồm các tế bào chết, vận chuyển chất hữu cơ và nước cung cấp cho các cơ quan.
- D. Mạch gỗ là các tế bào sống, có thành tế bào dày, có đầy đủ các bào quan.
Câu 24: Ở một số loài cây ăn côn trùng như cây nắp ấm thì chúng hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu bằng cách nào?
- A. Rễ cây sẽ hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong đất.
- B. Tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
- C. Thân của cây có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
D. Lá của cây biến dạng có nhiệm vụ bắt mồi, sau đó enzyme tiêu hóa sẽ tiêu hóa con mồi, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Câu 25: Lan tiến hành thí nghiệm như sau
Cắm hai cành cần tây vào hai cốc nước màu.
- Cốc A nước có pha màu đỏ.
- Cốc B nước có pha màu xanh
Đặt cả hai cốc ra chỗ thoáng gió. Quan sát sự chuyển màu Lan thấy lá của cành cần tây tại cốc A có là màu ngả sang đỏ, lá của cành cần tây ở cốc B có lá ngả sang màu xanh. Thí nghiệm của Lan nhằm chứng minh
A. Thân cây và cành cây đều có chức năng vận chuyển nước.
- B. Thân cây và cành cây đều có chức năng vận chuyển các chất.
- C. Mạch gỗ có chức năng vận chuyển nước từ dưới lên trên.
- D. Nước và chất dinh dưỡng được vận chuyển từ trên xuống.
Câu 26: Trong nghề trồng lúa nước, việc nhổ cây mạ đem cấy sẽ giúp cây mạ phát triển nhanh hơn so với việc gieo thẳng. Nguyên nhân là vì
- A. Tận dụng đất khi chưa gieo cấy.
B. Kích thích ra rễ con, tăng cường hấp thu nước và muối khoáng.
- C. Bố trí được thời gian thích hợp để cấy.
- D. Tiết kiệm được cây giống vì không phải bỏ bớt cây con.
Câu 27: Cho các đặc điểm sau:
(1) Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
(2) Tốc độ thoát hơi nước nhanh.
(3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khống.
(4) Tốc độ thoát hơi nước chậm.
Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có những đặc điểm nào?
A. (1), (2).
- B. (2), (3).
- C. (3), (4).
- D. (1), (4).
Bình luận