Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 cánh diều bài 33 Sinh sản hữu tính ở động vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài 33 Sinh sản hữu tính ở động vật - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sự thụ tinh là quá trình kết hợp giữa

  • A. hạt phấn và tế bào trứng tạo thành hợp tử.
  • B. tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
  • C. hạt phấn và bầu nhụy tạo thành hợp tử.
  • D. giao tử đực với giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi.

Câu 2: Sinh sản hữu tính ở động vật là sự kết hợp

  • A. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử và phát triển thành cơ thể mới.
  • B. ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử và phát triển thành cơ thể mới.
  • C. có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  • D. có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử và phát triển thành cơ thể mới.

Câu 3: Ở sinh vật, quá trình hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái được gọi là

  • A. sự thụ tinh.
  • B. sự thụ phấn.
  • C. tái sản xuất.
  • D. hình thành hạt.

Câu 4:  Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào là nhóm chỉ gồm hoa đơn tính?

  • A. Hoa cải, hoa bưởi, hoa cam.
  • B. Hoa mướp, hoa bí, hoa ngô.
  • C. Hoa cải, hoa bí, hoa ngô.
  • D. Hoa mướp, hoa bí, hoa cam.

Câu 5: Thụ phấn là quá trình

  • A. Vận chuyển hạt từ nhị đến đầu nhụy
  • B. Hợp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng
  • C. Vận chuyển hạt phấn từ nhụy đến đầu nhụy
  • D. Hợp nhất giữa nhị và nhụy

Câu 6: Tự thụ phấn là sự thụ phấn giữa

  • A. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài.
  • B. hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.
  • C. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác loài.
  • D. tế bào hạt phấn của cây này với tế bào trứng của cây khác.

Câu 7: Sinh sản hữu tính là

  • A. hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử.
  • B. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố đực tạo nên hợp tử.
  • C. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố cái tạo nên hợp tử.
  • D. hình thức sinh sản có sự kết hợp của tế bào đực và tế bào cái tạo nên hợp tử.

Câu 8: Cho một số nhận định sau:

1. Sinh sản hữu tính tạo hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành cơ thể mới.

2. Cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ.

3. Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường.

4. Sinh sản hữu tính chỉ có ở động vật.

5. Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính.

Số mệnh đề đúng là

  • A. 5.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 9: Sinh sản hữu tính ở thực vật là

  • A. quá trình cây tạo hoa, quả và hạt.
  • B. quá trình chuyển hạt phấn lên đầu nhụy.
  • C. hình thức tạo cây mới do sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử.
  • D. quá trình thụ tinh xảy ra ở đầu nhụy.

Câu 10: Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào là nhóm chỉ gồm hoa lưỡng tính?

  • A. Hoa cải, hoa bưởi, hoa cam.
  • B. Hoa mướp, hoa bí, hoa ngô.
  • C. Hoa cải, hoa bí, hoa ngô.
  • D. Hoa mướp, hoa bí, hoa cam.

Câu 11: Bộ phận nào sau đây của hoa biến đổi thành quả?

  • A. Nhụy của hoa.
  • B. Tất cả các bộ phận của hoa.
  • C. Phôi và phôi nhũ được hình thành sau khi thụ tinh.
  • D. Bầu của nhụy.

Câu 12: Sinh sản hữu tính là

  • A. hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới qua sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  • B. quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
  • C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, cơ thể con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ.
  • D. hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới qua sự phát triển độc lập của giao tử đực và giao tử cái tạo thành cơ thể mới.

Câu 13: Trong sinh sản hữu tính cơ thể mới sinh ra từ

  • A. giao tử.
  • B. hợp tử.
  • C. bào tử.
  • D. phôi.

Câu 14: Ếch là loài: 

  • A. Thụ tinh trong
  • B. Thụ tinh ngoài
  • C. Tự thụ tinh
  • D. Thụ tinh chéo

Câu 15: Những loài nào sau đây là sinh vật lưỡng tính?

  • A. giun đất, ốc sên, các chép
  • B. giun đất, cá trắm
  • C. giun đất, ốc sên
  • D. tằm, ong, cá

Câu 16: Thụ phấn chéo là sự thụ phấn giữa

  • A. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác loài.
  • B. hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.
  • C. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài.
  • D. hạt phấn và trứng của cùng hoa.

Câu 17: Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình

  • A. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
  • B. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.
  • C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Câu 18: Hình thức sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới là khái niệm về

  • A. sinh sản hữu tính.  
  • B. sinh sản vô tính.
  • C. sinh sản bằng bào tử          
  • D. sinh sản bằng nuôi cấy mô tế bào.

Câu 19: Cho dữ liệu sau:

Cột ACột B
1. Hoaa. là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa
2. Hoa đơn tínhb. là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
3. Hoa lưỡng tínhc. là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy trên cùng một hoa.

Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp

  • A. 1 - a, 2 - b, 3 - c.
  • B. 1 - b, 2 - c, 3 - a.
  • C. 1 - b, 2 - a, 3 - c.
  • D. 1 - a, 2 - c, 3 - b.

Câu 20: Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa?

  • A. Đài hoa.
  • B. Tràng hoa.
  • C. Nụ hoa.
  • D. Bầu nhụy.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác