Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 cánh diều bài 19 Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài 19 Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho các yếu tố sau:

1. Ánh sáng

2. Nhiệt độ

3. Hàm lượng khí carbon dioxide

4. Nước

Trong các yếu tố kể trên, yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp

  • A. 1, 2, 3, 4.
  • B. 1, 3, 4.
  • C. 1, 2, 4.
  • D. 2, 3, 4.

Câu 2: Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?

  • A. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó tăng cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất.
  • B. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó giảm cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất.
  • C. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại → Góp phần tăng năng suất cây trồng.
  • D. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại, giảm cường độ quang hợp → Góp phần tăng năng suất.

Câu 3: Cường độ ánh sáng tăng thì 

  • A. Ngừng quang hợp
  • B. Quang hợp giảm
  • C. Quang hợp tăng
  • D. Quang hợp đạt mức cực đại

Câu 4: Cho các đặc điểm sau:

1. Thường mọc ở những nơi quang đãng

2. Phiến lá thường nhỏ

3. Lá thường có màu xanh sẫm

4. Lá thường có màu xanh sáng

5. Thường mọc dưới tán cây khác

6. Phiến lá thường rộng

Những đặc điểm của cây ưa ánh sáng yếu là

  • A. 1, 2, 3.
  • B. 1, 2, 4.
  • C. 3, 5, 6.
  • D. 2, 3, 5.

Câu 5: Điểm bù ánh sáng là: 

  • A. Cường độ ánh snasg mà tại đó cây không quang hợp
  • B. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp thấp nhất
  • C. Cường độ ánh sáng mà tịa đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
  • D. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cao nhất

Câu 6: Trong nhóm cây dưới đây, nhóm cây trồng nào cần ít nước?

  • A. Cây cải, cây khoai môn, cây sen đá, cây lô hội, cây lưỡi hổ.
  • B. Cây sen đá, cây lô hội, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây lá bỏng.
  • C. Cây cải, cây ráy, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây lá bỏng.
  • D. Cây sen đá, cây ráy, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây lá bỏng.

Câu 7: Những phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau?

1. Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

2. Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.

3. Nồng độ CO$_{2}$ càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng.

4. Nồng độ CO$_{2}$ tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, nồng độ CO$_{2}$ tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

5. Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường đạt cực đại ở 25 - 35$^{\circ}$C rồi sau đó giảm mạnh.

Phương án trả lời đúng là:

  • A. (1) và (4).    
  • B. (1), (2) và (4).
  • C. (1), (2), (4) và (5).    
  • D. (1), (2), (3), (4) và (5).

Câu 8: Trong nhóm các loài thực vật dưới đây, đâu là nhóm thực vật ưa ánh sáng mạnh?

  • A. Cây hoa giấy, cây lúa, cây cau, cây hoa sứ.
  • B. Cây hoa giấy, cây lúa, cây vạn niên thanh, cây cam.
  • C. Cây cam, cây chanh, cây sâm ngọc linh, cây ổi.
  • D. Cây hoa giấy, cây lá bỏng, cây lúa, cây vạn niên thanh.

Câu 9: Điểm bù CO$_{2}$ là nồng độ CO$_{2}$ đạt

  • A. Tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
  • B. Tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp.
  • C. Tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
  • D. Tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng?

  • A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO$_{2}$ thuận lợi cho quang hợp.
  • B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO$_{2}$ thuận lợi cho quang hợp.
  • C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO$_{2}$ thuận lợi cho quang hợp.
  • D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO$_{2}$ thuận lợi cho quang hợp.

Câu 11: Cho các mệnh đề sau:

1. Thoát hơi nước

2. Hút khí carbon dioxide

3. Nơi sống cho sinh vật khác

4. Tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp thức ăn cho sinh vật khác

5. Thải khí oxygen

6. Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh

7. Chống xói mòn và sạt lở đất

8. Hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất

9. Hạn chế biến đổi khí hậu

Trồng và bảo vệ cây xanh có số vai trò là

  • A. 5.
  • B. 6.
  • C. 8.
  • D. 9.

Câu 12: Cho các đặc điểm sau:

1. Thường mọc ở những nơi quang đãng

2. Phiến lá thường nhỏ

3. Lá thường có màu xanh sẫm

4. Lá thường có màu xanh sáng

5. Thường mọc dưới tán cây khác

6. Phiến lá thường rộng

Những đặc điểm của cây ưa ánh sáng mạnh là

  • A. 1, 2, 3.
  • B. 1, 2, 4.
  • C. 3, 5, 6.
  • D. 2, 3, 5.

Câu 13: Muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, An đã nghĩ đến một số phương pháp tiến hành thí nghiệm như sau:

Phương pháp 1: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để ở giữa sân nhà; chậu 2 để ở dưới gốc cây. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 2: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà, dưới bóng đèn sợi đốt; chậu 2 để ở giữa sân. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 3: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà có điều hòa; chậu 2 để ở giữa sân nhà. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Theo em, An nên lựa chọn phương pháp thí nghiệm nào để cho kết quả chính xác nhất?

  • A. Phương án 1.
  • B. Phương án 2.
  • C. Phương án 3.
  • D. Không có phương án.

Câu 14: Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp

  • A. Kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • B. Bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • C. Lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • D. Nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.

Câu 15: Nhiệt độ tối ưu nhất cho quá trình quang hơp là: 

  • A. 15$^{\circ}$C- 25$^{\circ}$C
  • B. 35$^{\circ}$C- 45$^{\circ}$C
  • C. 45$^{\circ}$C - 55$^{\circ}$C 
  • D. 25$^{\circ}$C- 35$^{\circ}$C

Câu 16: Điểm bão hòa ánh sáng là: 

  • A. Cường độ ánh sáng mà cường độ quang hợp đạt cực đại
  • B. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
  • C. Cường độ tối đa để cường độ quang hợp bé hơn cường độ hô hấp
  • D. Cường độ ánh sáng để cây ngừng quang hợp

Câu 17: Giả sử nhiệt độ cao làm cho khí khổng đóng thì cây nào dưới đây không có hô hấp sáng?

  • A. Dứa
  • B. Rau muống
  • C. Lúa nước
  • D. Lúa mì

Câu 18: Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt

  • A. Cực đại.       
  • B. Cực tiểu.
  • C. Mức trung bình       
  • D. Trên mức trung bình.

Câu 19: Bạn An tiến hành thí nghiệm như sau: Lấy vài cành rong đuôi chó cho vào phễu thủy tinh trong suốt úp ngược và đặt trong cốc thủy tinh đừng đầy nước. Lấy ống nghiệm chứa đầy nước, dùng ngón tay cái bịt vào đầu ống nghiệm rồi úp lên cuống phễu thủy tinh. Chiếu ánh sáng đèn vào cốc thủy tinh chứa ống nghiệm khoảng 15 - 20 phút. Thay đổi cường độ chiếu sáng bằng cách thay đổi khoảng cách giữa đèn và cành rong. Cành rong đuôi chó quang hợp giải phóng khí oxygen tạo bọt khí. Khi khoảng cách đèn càng xa, số lượng bọt khí càng ít.

Em hãy cho biết, thí nghiệm bạn An làm nhằm chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến quá trình quang hợp của cây?

  • A. Nồng độ khí carbon dioxide.
  • B. Cường độ ánh sáng.
  • C. Hàm lượng nước.
  • D. Nhiệt độ.

Câu 20: Bước sóng ánh sáng có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp là: 

  • A. Xanh lục
  • B. Vàng
  • C. Đỏ
  • D. Da cam

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác