Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 cánh diều kì 1

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cơ thể sẽ gặp nguy hiểm nếu không được bổ sung nước kịp thời trong những trường hợp nào dưới đây?

(1) Sốt cao.

(2) Đi dạo.

(3) Hoạt động thể thao ngoài trời với cường độ mạnh.

(4) Ngồi xem phim.

(5) Nôn mửa và tiêu chảy.

  • A. (1), (3), (5).
  • B. (1), (2), (3).
  • C. (1), (3), (4).
  • D. (2), (4), (5).

Câu 2: Trong cơ thể người, nước không có vai trò là

  • A. tạo nước bọt.
  • B. điều chỉnh thân nhiệt.
  • C. cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • D. tạo nên môi trường trong cơ thể.

Câu 3: Sữa, phô mai và sữa chua thuộc nhóm thực phẩm nào sau đây?

  • A. Thịt động vật.
  • B. Chất bột đường.
  • C. Sản phẩm từ sữa.
  • D. Chất xơ.

Câu 4: Cho mệnh đề sau: Sinh vật không thể sống nếu thiếu nước. Nếu mất đi (1) ……… lượng nước thì hoạt động trao đổi chất sẽ bị rối loạn và nếu mất (2) ………….. lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó sinh vật luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của cơ thể.

Chỗ trống cần điền là

  • A. (1) 10%; (2) 21%.
  • B. (1) 15%; (2) 20%.
  • C. (1) 15%; (2) 21%.
  • D. (1) 10%; (2) 20%.

Câu 5:  Thông thường, các khí khổng nằm tập trung ở bộ phận nào của lá?

  • A. Biểu bì lá.
  • B. Gân lá.
  • C. Tế bào thịt lá.
  • D. Trong khoang chứa khí.

Câu 6: Cho mệnh đề sau: … là những chất hay hợp chất hóa học được cơ thể sinh vật lấy từ bên ngoài vào, tham gia đổi mới các thành phần của tế bào hoặc kiến tạo tế bào, tham gia các phản ứng hóa học trong cơ thể, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống.

Từ thích hợp điền vào chỗ … là

  • A. chất khoáng.
  • B. chất dinh dưỡng.
  • C. chất đường bột.
  • D. nước.

Câu 7: Dựa vào kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích vì sao trong trồng trọt người nông dân cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí?

  • A. Để tạo điều kiện cho rễ cây có thể hấp thụ đầy đủ các chất khí tham gia quá trình hô hấp tế bào.
  • B. Để tạo điều kiện cho rễ cây có thể hấp thụ đầy đủ các chất khí tham gia quá trình quang hợp.
  • C. Để tạo điều kiện cho lá cây có thể hấp thụ đầy đủ các chất khí tham gia quá trình hô hấp tế bào.
  • D. Để tạo điều kiện cho lá cây có thể hấp thụ đầy đủ các chất khí tham gia quá trình quang hợp.

Câu 8: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng cơ thể người?

  • A. Khoảng 60%.
  • B. Khoảng 65%.
  • C. Khoảng 70%.
  • D. Khoảng 75%.

Câu 9: Phân tử nước được tạo thành từ

  • A. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị.
  • B. Một nguyên tử nitrogen liên kết với ba nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị.
  • C. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết ion.
  • D. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết hydrogen.

Câu 10: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về phân tử nước?

(1) Nước được cấu tạo từ hai nguyên tử oxygen liên kết với một phân tử hydrogen.

(2) Trong phân tử nước, đầu oxygen tích điện âm còn đầu hydrogen tích điện dương.

(3) Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính lưỡng tính.

(4) Nước có thể liên kết với một phân tử bất kì khác.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 11: Nhận định nào sau đây là đúng?

(1) Lipid là các phân tử lớn, có bản chất không hòa tan trong môi trường nước của tế bào.

(2) Nước là thành phần chủ yếu trong cơ thể sống.

(3) Nguyên liệu cho hô hấp tế bào đầu tiên là lipid.

  • A. Chỉ (1) đúng.
  • B. Chỉ (1) và (2) đúng.
  • C. Chỉ (2) và (3) đúng.
  • D. Tất cả (1), (2) và (3) đều đúng.

Câu 12: Cho các dữ kiện sau:

(1) …………. có thể tự tổng hợp chất hữu cơ cần thiết bằng cách quang hợp khi có ánh sáng.

(2) ………….. không thể tổng hợp chất hữu cơ mà phải lấy chất hữu cơ có sẵn trong thức ăn làm nguyên liệu tổng hợp chất cần thiết cho cơ thể.

Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện các dữ kiện trên.

  • A. (1) Thực vật, (2) Động vật.
  • B. (1) Động vật, (2) Thực vật.
  • C. (1) Thực vật, (2) Nguyên sinh vật.
  • D. (1) Động vật, (2) Nguyên sinh vật.

Câu 13: Trung bình mỗi ngày một người nặng 50 kg cần khoảng bao nhiều nước?

  • A. 2,5 lít.
  • B. 2 lít.
  • C. 1,5 lít.
  • D. 1 lít.

Câu 14: Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì

  • A. tổng tiết diện của mao mạch lớn.
  • B. mao mạch thường ở gần tim.
  • C. số lượng mao mạch ít hơn.
  • D. áp lực co bóp của tim tăng.

Câu 15: Hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ tim và mạch máu?

(1) Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.

(2) Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

(3) Lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lí.

(4) Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

(5) Thường xuyên kiểm tra huyết áp.

(6) Kiểm tra sức khoẻ định kì.

  • A. (1), (3), (4), (5), (6).
  • B. (1), (2), (3), (5), (6).
  • C. (1), (2), (4).
  • D. (1), (2), (5), (6).

Câu 16: Cho các chất sau:

1. Oxygen

2. Carbon dioxide

3. Chất dinh dưỡng

4. Nước uống

5. Năng lượng nhiệt

6. Chất thải

Trong quá trình trao đổi chất ở người, cơ thể người thu nhận những chất nào?

  • A. 1, 2, 3, 4, 5.
  • B. 1, 2, 3, 4.
  • C. 1, 3, 4, 5.
  • D. 1, 3, 4.

Câu 17: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng

  • A. Hai lần hít vào và một lần thở ra.
  • B. Một lần hít vào và một lần thở ra.
  • C. Một lần hít vào hoặc một lần thở ra.
  • D. Một lần hít vào và hai lần thở ra.

Câu 18: Khẳng định nào sau đây mô tả đúng ý nghĩa của quá trình tiêu hóa thức ăn?

  • A. Để tận dụng các phân tử thức ăn hòa tan đơn giản.
  • B. Để phá vỡ các phân tử thức ăn phức tạp thành các phân tử hòa tan đơn giản.
  • C. Để tạo ra các phân tử thực phẩm phức tạp từ các phân tử hòa tan đơn giản.
  • D. Để loại bỏ các phân tử thức ăn phức tạp khỏi cơ thể.

Câu 19: Thực vật hấp thụ …(1)… và thải ra …(2)… mọi lúc. (1), (2) lần lượt là

  • A. oxygen, carbon dioxide.
  • B. carbon dioxide, carbon dioxide.
  • C. carbon dioxide, oxygen.
  • D. oxygen, oxygen.

Câu 20: Tĩnh mạch là những mạch máu đi từ

  • A. mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim.
  • B. động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.
  • C. mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.
  • D. mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.

Câu 21: Quá trình trao đổi chất là:

  • A. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.
  • B. Quá trình cơ thể trực tiếp lấy các chất từ môi trường sử dụng các chất này cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.
  • C. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể.
  • D. Quá trình biến đổi các chất trong cơ thể cơ thể thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường.

Câu 22: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ?

  • A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co
  • B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn
  • C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co
  • D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn

Câu 23: Các hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh?

(1) Rửa tay trước khi ăn.

(2) Ăn chín, uống sôi.

(3) Ăn thịt, cá tái để không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến.

(4) Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu.

(5) Vừa ăn vừa tranh thủ đọc sách, xem ti vi để tiết kiệm thời gian.

(6) Ăn tối muộn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khi ngủ.

  • A. (1), (2), (3), (4), (5), (6).
  • B. (1), (2), (3), (5), (6).
  • C. (1), (2), (4).
  • D. (1), (2), (5), (6).

Câu 24:  Chọn phát biểu đúng. Trao đổi chất ở sinh vật là gì?

  • A. Sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường giúp sinh vật phát triển.
  • B. Quá trình biến đổi vật lí của các chất từ thể rắn sang thể lỏng trong cơ thể sinh vật.
  • C. Tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.
  • D. Quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, giúp sinh vật lớn lên, phát triển và sinh sản.

Câu 25: Vì sao trong thí nghiệm trên bạn An lại sử dụng hạt giống nảy mầm?

  • A. Vì hạt giống nảy mầm dễ tìm kiếm.
  • B. Vì hạt giống nảy mầm xảy ra quá trình hô hấp mạnh và không có quá trình quang hợp.
  • C. Vì hạt giống nảy mầm xảy ra quá trình hô hấp mạnh và có quá trình quang hợp yếu.
  • D. Vì hạt giống nảy mầm xảy ra quá trình hô hấp mạnh và quá trình quang hợp mạnh.

Câu 26: Trong quá trình trao đổi khí ở phổi, loại khí nào sau đây sẽ khuếch tán từ máu vào phế nang?

  • A. Khí nitrogen.
  • B. Khí carbon dioxide.
  • C. Khí oxygen.
  • D. Khí hydrogen.

Câu 27: Dựa vào kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm. Đó là

  • A. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
  • B. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng.
  • C. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
  • D. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hóa dưỡng.

Câu 28: Trong 500 ml khí lưu thông trong hệ hô hấp của người trưởng thành thì có khoảng bao nhiêu ml khí nằm trong “khoảng chết” (không tham gia trao đổi khí) ?

  • A. 150 ml      
  • B. 200 ml
  • C. 100 ml      
  • D. 50 ml

Câu 29: Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế: 

  • A. Bổ sung
  • B. Chủ động
  • C. Thẩm thấu
  • D. Khuếch tán

Câu 30: Sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào thở ra đó là:

  • A. Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng và khi thở ra thể tích lồng ngực giảm
  • B. Khi hít vào thể tích lồng ngực giảm và khi thở ra thể tích lồng ngực tăng
  • C. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều tăng
  • D. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều giảm

Câu 31: Hô hấp tế bào là

  • A. Quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • B. Quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • C. Quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh sản.
  • D. Quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh trưởng và phát triển.

Câu 32: Chức năng của khí khổng ở lá cây là

  • A. phân phối nước cho tất cả các bộ phận của lá.
  • B. biến carbon dioxide thành thức ăn.
  • C. vận chuyển không khí từ bộ phận này sang bộ phận khác của cây.
  • D. cho phép trao đổi khí giữa môi trường bên ngoài và bên trong của thực vật.

Câu 33: Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt

  • A. Cực đại.       
  • B. Cực tiểu.
  • C. Mức trung bình       
  • D. Trên mức trung bình.

Câu 34: Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?

  • A. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó tăng cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất.
  • B. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó giảm cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất.
  • C. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại → Góp phần tăng năng suất cây trồng.
  • D. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại, giảm cường độ quang hợp → Góp phần tăng năng suất.

Câu 35: Nguồn năng lượng cơ thể sinh vật giải phóng ra ngoài môi trường dưới dạng nào là chủ yếu?

  • A. Cơ năng.
  • B. Động năng.
  • C. Hóa năng.
  • D. Nhiệt năng.

Câu 36: Nhận định nào sau đây đúng?

  • A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
  • B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
  • C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
  • D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

Câu 37: Điểm bù ánh sáng là: 

  • A. Cường độ ánh snasg mà tại đó cây không quang hợp
  • B. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp thấp nhất
  • C. Cường độ ánh sáng mà tịa đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
  • D. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cao nhất

Câu 38: Muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, An đã nghĩ đến một số phương pháp tiến hành thí nghiệm như sau:

Phương pháp 1: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để ở giữa sân nhà; chậu 2 để ở dưới gốc cây. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 2: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà, dưới bóng đèn sợi đốt; chậu 2 để ở giữa sân. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 3: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà có điều hòa; chậu 2 để ở giữa sân nhà. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Theo em, An nên lựa chọn phương pháp thí nghiệm nào để cho kết quả chính xác nhất?

  • A. Phương án 1.
  • B. Phương án 2.
  • C. Phương án 3.
  • D. Không có phương án.

Câu 39: Cho các đặc điểm sau:

1. Thường mọc ở những nơi quang đãng

2. Phiến lá thường nhỏ

3. Lá thường có màu xanh sẫm

4. Lá thường có màu xanh sáng

5. Thường mọc dưới tán cây khác

6. Phiến lá thường rộng

Những đặc điểm của cây ưa ánh sáng mạnh là

  • A. 1, 2, 3.
  • B. 1, 2, 4.
  • C. 3, 5, 6.
  • D. 2, 3, 5.

Câu 40:  Những phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau?

1. Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

2. Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.

3. Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng.

4. Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

5. Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường đạt cực đại ở 25 - 35∘C rồi sau đó giảm mạnh.

Phương án trả lời đúng là:

  • A. (1) và (4).    
  • B. (1), (2) và (4).
  • C. (1), (2), (4) và (5).    
  • D. (1), (2), (3), (4) và (5).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác