Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 cánh diều kì 1 (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều học kì 1 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KÌ 1 SINH HỌC 7 CÁNH DIỀU

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Trao đổi chất ở sinh vật gồm những quá trình nào?

  • A. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
  • B. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong cơ thể.
  • C. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
  • D. Chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.

Câu 2: Sản phẩm cuối cùng của quá trình hô hấp tế bào là gì?

  • A. Nước +  Oxygen +  Năng lượng (ATP + nhiệt).
  • B. Nước + Carbon dioxide + Năng lượng (ATP + nhiệt).
  • C. Glucose + Oxygen + Năng lượng (ATP + nhiệt).
  • D. Glucose + Carbon dioxide + Năng lượng (ATP + nhiệt).

Câu 3: Bào quan thực hiện quang hợp là…

  • A. khí khổng.
  • B. ti thể.
  • C. lá cây.
  • D. lục lạp.

Câu 4: Những chất nào sau đây là nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào?

  • A. Glucose và Oxygen.
  • B. Glucose và Carbon dioxide.
  • C. Nước và Carbon dioxide.
  • D. Nước và Oxygen.

Câu 5: Trong quá trình trao đổi chất, cơ thể con người không lấy vào:

  • A. Thức ăn.
  • B. Khí Oxygen.
  • C. Nước uống. 
  • D. Khí Carbon dioxide. 

Câu 6: Biện pháp dùng túi polyethylene để bảo quản thực phẩm rau củ là tác động đến yếu tố nào sau đây  nhằm hạn chế quá trình hô hấp tế bào ở thực phẩm?

  • A. Tăng nồng độ Oxygen trong tế bào.
  • B. Giảm nồng độ Carbon dioxide trong tế bào.
  • C. Tăng nồng độ Carbon dioxide trong tế bào.
  • D. Tăng nhiệt độ trong tế bào.

Câu 7: Nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình quang hợp của cây xanh là bao nhiêu?

  • A. 20-30°C.
  • B. 25-30°C.
  • C. 30-40°C.
  • D. 25-40°C.

Câu 8: Ở thực vật, quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh nhất ở bộ phận nào của cây?

  • A. Lá.
  • B. Thân.
  • C. Rễ.
  • D. Quả.

Câu 9: Chuyển hóa các chất trong tế bào dựa trên cơ sở là.

  • A. các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào.
  • B. các biến đổi lý học giữa các thành phần trong tế bào.
  • C. hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
  • D. biến đổi lí học diễn ra trong hoạt động các cơ quan trong cơ thể.

Câu 10: Ở người, hoạt động nào sau đây có tốc độ hô hấp tế bào xảy ra trong cơ thể nhanh nhất ?

  • A. Người đang đi bộ.
  • B. Người đang chạy bộ.
  • C. Người đang đọc sách.
  • D. Người đang ngủ.

Câu 11: Dẫn nước cho quá trình quang hợp và dẫn các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác là nhiệm vụ của

  • A. lục lạp.
  • B. tế bào biểu bì lá.               
  • C. gân lá.
  • D. khí khổng.

Câu 12: Yếu tố nào sau đây làm giảm hô hấp tế bào khi phơi khô hạt?

  • A. Hàm lượng nước trong tế bào giảm.
  • B. Hàm lượng Oxygen trong tế bào giảm.
  • C. Hàm lượng Carbon dioxide trong tế bào giảm.
  • D. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong tế bào giảm.

Câu 13: Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp của thực vật?

  • A. Nước.
  • B. Lục lạp.
  • C. Không bào.
  • D. Khí carbon dioxide.

Câu 14: Tại sao trong sản xuất nông nghiệp, muốn cây cho năng suất cao thì chúng ta không nên trồng với mật độ quá dày?

  • A. Vì trồng cây quá dày sẽ khiến cho cây sinh trưởng, phát triển kém do phải san sẻ nguồn ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng cho các cây mọc lân cận.
  • B. Vì trồng cây quá dày sẽ làm cản trở khả năng hút nước và muối khoáng của cây.
  • C. Vì khi trồng cây quá dày, các cây gần nhau sẽ có hiện tượng liền rễ và cây bị bệnh dễ phát tán tác nhân gây bệnh cho những cây xung quanh.
  • D. Vì trồng cây quá dày sẽ tốn nhiều công chăm sóc.

Câu 15: Trong quá trình quang hợp, nước lấy từ đâu?

  • A. Do lá lấy từ đất lên.
  • B. Được rễ hút từ đất, theo mạch gỗ lên thân, lá.
  • C. Cùng với các muối khoáng được rễ chuyển lên theo mạch rây sẽ tổng hợp thành các chất hữu cơ khác rồi được vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.
  • D. Từ không khí, hấp thụ vào lá qua các lỗ khí

Câu 16: Nhóm các nguyên tố nào sau đây tham gia vào cấu tạo cơ thể thực vật?

  • A. C, H,O, N, P.
  • B. C, H, Fe, N, P.
  • C. C, H, O, Zn, P.

Câu 17: Trong quá trình quang hợp, cây xanh sử dụng nước, khí carbon dioxide, ánh sáng từ môi trường ngoài thông qua hoạt động của lục lạp ở lá tạo ra khí oxygen và Glucose. Quá trình chuyển hóa trên thuộc loại biến đổi:

  • A. Hóa năng → nhiệt năng.
  • B. Điện năng → nhiệt năng.
  • C. Quang năng → hóa năng. 
  • D. Điện năng → cơ năng.

Câu 18: Đặc điểm nào của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp?

1. Lá cây dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

2. Các tế bào ở lớp giữa của lá có nhiều lục lạp.

3. Lục lạp chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây.

4. Khí khổng phân bố trên bề mặt của lá có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước.

5. Gân lá (mạch dẫn) có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.

Số đáp án đúng là

  • A. 5. 
  • B. 4.           
  • C. 3. 
  • D. 2.

Câu 19: Nhận định nào sau đây đúng?

  • A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. 
  • B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
  • C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
  • D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

Câu 20: Cho các biện pháp sau:

1. Uống đủ nước, cung cấp đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể.

2. Vận động thường xuyên và chú ý nâng cao cường độ luyện tập.

3. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,...

4. Không thức khuya, ngủ đủ giấc (6-8 tiếng/ngày).

Số biện pháp giúp tăng cường quá trình trao đổi chất ở cơ thể:

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 21: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

  • A. Phiến lá nhỏ.
  • B. Có cuống lá.
  • C. Có diện tích bề mặt lớn.
  • D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới.

Câu 22: Cho các nhận định sau:

1. Lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng.

2. Chỉ cần có khí carbon dioxide thì cây xanh đã chế tạo được tinh bột.

3. Trong quá trình quang hợp cây nhả ra khí Oxygen.

4. Trong quá trình quang hợp cây nhả ra khí carbon dioxide.

5. Quang hợp ở cây xanh chỉ tạo ra sản phẩm là tinh bột.

Số nhận định đúng là

  • A. 2
  • B. 3             
  • C. 4 
  • D. 5

Câu 23: Cho các quá trình sau:

1. Phân giải protein trong tế bào.

2. Bài tiết mồ hôi.

3. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.

4. Lấy carbon dioxide và thải oxy gen ở thực vật.

Có bao nhiêu quá trình thuộc trao đổi chất ở sinh vật?

  • A. 3.
  • B. 1.
  • C. 2.
  • D. 4.

Câu 24: Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?

  • A. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại → Góp phần tăng năng suất cây trồng.
  • B. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó giảm cường độ quang hợp của cây trồng→ Góp phần tăng năng suất.
  • C. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó tăng cường độ quang hợp của cây trồng→ Góp phần tăng năng suất.
  • D. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại, giảm cường độ quang hợp → Góp phần tăng năng suất.

Câu 25: Cho các hoạt động sau:

1. Người đang chơi bóng đá.

2. Người đang ngủ.

3. Người đang đi bộ.

Tốc độ trao đổi chất trong cơ thể người trong ba hoạt động từ nhanh đến chậm được sắp xếp như sau:

  • A. 2- 3 -1.
  • B. 1- 2 - 3.
  • C. 2- 1- 3.
  • D. 1- 3- 2.

Câu 26: Trên thực tế, để thích nghi với điều kiện sống tại môi trường sa mạc, lá của cây xương rồng đã biến đổi thành gai. Vậy cây xương rồng quang hợp chủ yếu bằng bộ phận nào sau đây?

  • A. Lá cây.
  • B. Thân cây.
  • C. Rễ cây.
  • D. Gai của cây.

Câu 27: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?

  • A. Điều hòa không khí.
  • B. Tạo chất hữu cơ.
  • C. Tích lũy năng lượng.
  • D. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.

Câu 28: Trong các phát biểu sau:

1. Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.

2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.

3. Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.

4. Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.

5. Điều hòa không khí.

Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ?

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 5.

Câu 29: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong quang hợp thường diễn ra như thế nào?

  • A. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến rễ cây, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.
  • B. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến lục lạp, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.
  • C. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến cành cây, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.
  • D. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đến tất cả các bộ phận của cây, chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong chất hữu cơ ở lá cây.

Câu 30: Trong các biện pháp sau:

(1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.

(2) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.

(3) Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất.

(4) Vun gốc và xới đất cho cây.

Có bao nhiêu biện pháp giúp cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật hiệu quả hơn?

  • A. 3.
  • B. 2.
  • C. 1.
  • D. 4.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác