Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 cánh diều kì 1 (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho mệnh đề sau: … là những chất hay hợp chất hóa học được cơ thể sinh vật lấy từ bên ngoài vào, tham gia đổi mới các thành phần của tế bào hoặc kiến tạo tế bào, tham gia các phản ứng hóa học trong cơ thể, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống.

Từ thích hợp điền vào chỗ … là

  • A. chất khoáng.
  • B. chất dinh dưỡng.
  • C. chất đường bột.
  • D. nước.

Câu 2: Chất nào sau đây hòa tan được trong nước?

  • A. Muối ăn.
  • B. Dầu ăn.
  • C. Mỡ.
  • D. Cát.

Câu 3: Cho mệnh đề sau: Sinh vật không thể sống nếu thiếu nước. Nếu mất đi (1) ……… lượng nước thì hoạt động trao đổi chất sẽ bị rối loạn và nếu mất (2) ………….. lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó sinh vật luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của cơ thể.

Chỗ trống cần điền là

  • A. (1) 10%; (2) 21%.
  • B. (1) 15%; (2) 20%.
  • C. (1) 15%; (2) 21%.
  • D. (1) 10%; (2) 20%.

Câu 4: Cơ thể sẽ gặp nguy hiểm nếu không được bổ sung nước kịp thời trong những trường hợp nào dưới đây?

(1) Sốt cao.

(2) Đi dạo.

(3) Hoạt động thể thao ngoài trời với cường độ mạnh.

(4) Ngồi xem phim.

(5) Nôn mửa và tiêu chảy.

  • A. (1), (3), (5).
  • B. (1), (2), (3).
  • C. (1), (3), (4).
  • D. (2), (4), (5).

Câu 5: Sự hấp thụ khoáng của cây theo cơ chế chủ động cần

  • A. có sự chênh lệch nồng độ.
  • B. cung cấp năng lượng.
  • C. có sự thẩm thấu.
  • D. có sự trao đổi chất của tế bào.

Câu 6: Sữa, phô mai và sữa chua thuộc nhóm thực phẩm nào sau đây?

  • A. Thịt động vật.
  • B. Chất bột đường.
  • C. Sản phẩm từ sữa.
  • D. Chất xơ.

Câu 7: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật?

(1) Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật.

(2) Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hoá diễn ra.

(3) Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.

(4) Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương.

(5) Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển.

(6) Giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể sinh vật.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 8:  Cơ thể sẽ gặp nguy hiểm nếu không được bổ sung nước kịp thời trong những trường hợp nào dưới đây?

(1) Sốt cao.

(2) Đi dạo.

(3) Hoạt động thể thao ngoài trời với cường độ mạnh.

(4) Ngồi xem phim.

(5) Nôn mửa và tiêu chảy.

  • A. (1), (3), (5).
  • B. (1), (2), (3).
  • C. (1), (3), (4).
  • D. (2), (4), (5).

Câu 9: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì

  • A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen.
  • B. nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống.
  • C. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
  • D. nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

Câu 10: Trứng, đậu nành (đỗ tương) và cá thuộc nhóm thực phẩm nào sau đây?

  • A. Sản phẩm bơ sữa.
  • B. Chất đạm.
  • C. Hạt.
  • D. Chất bột đường.

Câu 11: Một số nguyên tố khoáng cây trồng cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu như Cu, Bo, Mo,... Các nguyên tố này tham gia cấu tạo nên

  • A. diệp lục.
  • B. các chất hữu cơ xây dựng nên tế bào.
  • C. các enzyme xúc tác cho các phản ứng hoá học trong tế bào.
  • D. protein và nucleic acid.

Câu 12: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là

  • A. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
  • B. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
  • C. giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.
  • D. tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.

Câu 13: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng cơ thể người?

  • A. Khoảng 60%.
  • B. Khoảng 65%.
  • C. Khoảng 70%.
  • D. Khoảng 75%.

Câu 14: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì

  • A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen.
  • B. nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống.
  • C. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
  • D. nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

Câu 15: Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng nào sau đây?

  • A. Cơ năng.
  • B. Quang năng.
  • C. Hóa năng.
  • D. Nhiệt năng.

Câu 16: Đặc điểm nào của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp?

1. Lá cây dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

2. Các tế bào ở lớp giữa của lá có nhiều lục lạp.

3. Lục lạp chứa chất diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây.

4. Khí khổng phân bố trên bề mặt của lá có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước.

5. Gân lá (mạch dẫn) có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.

Số đáp án đúng là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5

Câu 17: Phân tử nước được tạo thành từ

  • A. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị.
  • B. Một nguyên tử nitrogen liên kết với ba nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị.
  • C. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết ion.
  • D. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết hydrogen.

Câu 18:  Chất dinh dưỡng nào có tên gọi thông thường là chất béo?

  • A. Protein.
  • B. Lipid.
  • C. Carbohydrate.
  • D. Vitamin.

Câu 19: Loại thực phẩm nào sau đây được xếp vào nhóm rau?

  • A. Cà rốt.
  • B. Quả cam.
  • C. Quả nho.
  • D. Quả dưa hấu.

Câu 20: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, nước đóng vai trò

  • A. là dung môi hoà tan khí carbon dioxide.
  • B. là nguyên liệu cho quang hợp.
  • C. làm tăng tốc độ quá trình quang hợp.
  • D. làm giảm tốc độ quá trình quang hợp.

Câu 21: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về phân tử nước?

(1) Nước được cấu tạo từ hai nguyên tử oxygen liên kết với một phân tử hydrogen.

(2) Trong phân tử nước, đầu oxygen tích điện âm còn đầu hydrogen tích điện dương.

(3) Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính lưỡng tính.

(4) Nước có thể liên kết với một phân tử bất kì khác.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 22: Cho các cây sau:

(1) Cây rau má

(2) Cây dừa

(3) Cây xà cừ

(4) Cây lá lốt

(5) Cây hoa mười giờ

(6) Rau sam

Những cây thuộc nhóm thực vật ưa bóng là:

  • A. (1), (2), (4), (6)
  • B. (2), (4), (6)
  • C. (4), (6)
  • D. (1), (4)

Câu 23: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?

  • A. Hydrogen.
  • B. Oxygen.
  • C. Nitrogen.
  • D. Carbon dioxide.

Câu 24: Trước khi che phủ một phần của lá, tại sao chúng ta phải để cây vào chỗ tối ít nhất hai ngày?

  • A. Để lá bị che phủ và lá không bị che phủ đều như nhau trước khi tiến hành thí nghiệm.
  • B. Để lát tạm ngừng hoạt động quang hợp.
  • C. Để tinh bột trong lá cây được vận chuyển đến bộ phận khác.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 25: Cho các tính chất sau:

1. Là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị.

2. Sôi ở 100C, đông đặc ở 0C.

3. Có thể hòa tan được nhiều chất như muối ăn, đường,…

4. Có thể hòa tan được dầu, mỡ.

5. Có thể tác dụng với nhiều chất hóa học để tạo thành các hợp chất khác.

Các tính chất của nước là

  • A. 1, 2, 3, 5.
  • B. 1, 2, 3, 4, 5.
  • C. 1, 2, 4, 5.
  • D. 1, 3, 4, 5.

Câu 26: Đặc điểm nào của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?

  • A. Phiến lá có dạng bản mỏng.
  • B. Lá có màu xanh.
  • C. Lá có cuống lá.
  • D. Lá có tính đối xứng.

Câu 27: Cho các yếu tố sau:

1. Ánh sáng

2. Nhiệt độ

3. Hàm lượng khí carbon dioxide

4. Nước

Trong các yếu tố kể trên, yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp

  • A. 1, 2, 3, 4.
  • B. 1, 3, 4.
  • C. 1, 2, 4.
  • D. 2, 3, 4.

Câu 28:  Khi tăng nồng độ CO2 trong không khí quá cao

  • A. Cây sẽ tăng cường độ quang hợp
  • B. Cây sẽ chết vì ngộ độc
  • C. Cây sẽ giảm cường độ quang hợp
  • D. Cây quang hợp bình thường

Câu 29: Dạng năng lượng được dự trữ chủ yếu trong các tế bào của cơ thể sinh vật là

  • A. nhiệt năng.
  • B. điện năng.
  • C. hóa năng.
  • D. quang năng.

Câu 30: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về phân tử nước?

(1) Nước được cấu tạo từ hai nguyên tử oxygen liên kết với một phân tử hydrogen.

(2) Trong phân tử nước, đầu oxygen tích điện âm còn đầu hydrogen tích điện dương.

(3) Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính lưỡng tính.

(4) Nước có thể liên kết với một phân tử bất kì khác.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 31: Cường độ ánh sáng tăng thì 

  • A. Ngừng quang hợp
  • B. Quang hợp giảm
  • C. Quang hợp tăng
  • D. Quang hợp đạt mức cực đại

Câu 32: Cho các đặc điểm sau:

1. Thường mọc ở những nơi quang đãng

2. Phiến lá thường nhỏ

3. Lá thường có màu xanh sẫm

4. Lá thường có màu xanh sáng

5. Thường mọc dưới tán cây khác

6. Phiến lá thường rộng

Những đặc điểm của cây ưa ánh sáng yếu là

  • A. 1, 2, 3.
  • B. 1, 2, 4.
  • C. 3, 5, 6.
  • D. 2, 3, 5.

Câu 33: Loại thực phẩm nào sau đây được xếp vào nhóm rau?

  • A. Cà rốt.
  • B. Quả cam.
  • C. Quả nho.
  • D. Quả dưa hấu.

Câu 34: Điểm bù ánh sáng là: 

  • A. Cường độ ánh snasg mà tại đó cây không quang hợp
  • B. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp thấp nhất
  • C. Cường độ ánh sáng mà tịa đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
  • D. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cao nhất

Câu 35:  Nhận định nào sau đây là đúng?

(1) Lipid là các phân tử lớn, có bản chất không hòa tan trong môi trường nước của tế bào.

(2) Nước là thành phần chủ yếu trong cơ thể sống.

(3) Nguyên liệu cho hô hấp tế bào đầu tiên là lipid.

  • A. Chỉ (1) đúng.
  • B. Chỉ (1) và (2) đúng.
  • C. Chỉ (2) và (3) đúng.
  • D. Tất cả (1), (2) và (3) đều đúng.

Câu 36: Trong nhóm cây dưới đây, nhóm cây trồng nào cần ít nước?

  • A. Cây cải, cây khoai môn, cây sen đá, cây lô hội, cây lưỡi hổ.
  • B. Cây sen đá, cây lô hội, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây lá bỏng.
  • C. Cây cải, cây ráy, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây lá bỏng.
  • D. Cây sen đá, cây ráy, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây lá bỏng.

Câu 37:  Muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, An đã nghĩ đến một số phương pháp tiến hành thí nghiệm như sau:

Phương pháp 1: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để ở giữa sân nhà; chậu 2 để ở dưới gốc cây. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 2: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà, dưới bóng đèn sợi đốt; chậu 2 để ở giữa sân. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 3: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà có điều hòa; chậu 2 để ở giữa sân nhà. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Theo em, An nên lựa chọn phương pháp thí nghiệm nào để cho kết quả chính xác nhất?

  • A. Phương án 1.
  • B. Phương án 2.
  • C. Phương án 3.
  • D. Không có phương án.

Câu 38: Những phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau?

1. Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

2. Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.

3. Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng.

4. Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

5. Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường đạt cực đại ở 25 - 35C rồi sau đó giảm mạnh.

Phương án trả lời đúng là:

  • A. (1) và (4).    
  • B. (1), (2) và (4).
  • C. (1), (2), (4) và (5).    
  • D. (1), (2), (3), (4) và (5).

Câu 39: Chọn phương án đúng.

Vai trò quan trọng nhất của nước đối với cơ thể sống là gì?

  • A. Tất cả các sinh vật đều cần nước để hòa tan các chất trong tế bào.
  • B. Tất cả các sinh vật đều cần nước làm nguồn năng lượng.
  • C. Tất cả các sinh vật đều cần nước để luôn sạch sẽ.
  • D. Tất cả các sinh vật đều cần nước để vận chuyển các chất trong tế bào và mô.

Câu 40: Trong nhóm các loài thực vật dưới đây, đâu là nhóm thực vật ưa ánh sáng mạnh?

  • A. Cây hoa giấy, cây lúa, cây cau, cây hoa sứ.
  • B. Cây hoa giấy, cây lúa, cây vạn niên thanh, cây cam.
  • C. Cây cam, cây chanh, cây sâm ngọc linh, cây ổi.
  • D. Cây hoa giấy, cây lá bỏng, cây lúa, cây vạn niên thanh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác