Trắc nghiệm Sinh học 7 cánh diều kì 1 (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều học kì 1 (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KÌ 1 SINH HỌC 7 CÁNH DIỀU
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Quá trình hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào sau đây?
- A. Lục lạp
B. Ti thể
- C. Không bào
- D. Ribosome
Câu 2: Khí cần cho quá trình quang hợp của cây xanh là
A. Khí carbon dioxide.
- B. Khí methane.
- C. Khí oxygen.
- D. Khí nitrogen.
Câu 3: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là
- A. Tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào
- B. Giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào
C. Giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu
- D. Tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa
Câu 4: Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ?
- A. Đáp ứng về nhu cầu ánh sáng cho cây quang hợp
- B. Đáp ứng về nhu cầu nhiệt độ cho cây quang hợp
C. Cây được phát triển trong điều kiện thời tiết phù hợp sẽ thỏa mãn được những đòi hỏi về các điều kiện bên ngoài ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... giúp cho sự quang hợp của cây
- D. Đáp ứng về độ ẩm cho cây quang hợp
Câu 5: Thông thường, các khí khổng nằm tập trung ở bộ phận nào của lá?
A. Biểu bì lá.
- B. Gân lá.
- C. Tế bào thịt lá.
- D. Trong khoang chứa khí.
Câu 6: Trong quá trình quang hợp của cây xanh,lá cây có vai trò là?
- A. Cơ quan sinh dưỡng của cây
B. Cơ quan quang hợp của cây
- C. Cơ quan hô hấp của cây
- D. Cơ quan sinh sản của cây
Câu 7: Biện pháp nào sau đây là hợp lí để bảo vệ sức khoẻ hô hấp ở người?
- A. Tập luyện thể thao với cường độ mạnh mỗi ngày.
- B. Ăn thật nhiều thức ăn có chứa glucose để cung cấp nguyên liệu cho hô hấp.
C. Tập hít thở sâu một cách nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày.
- D. Để thật nhiều cây xanh trong phòng ngủ.
Câu 8: Sự trao đổi khí giữa môi trường và mạch máu diễn ra ở đâu?
A. Phế nang.
- B. Phế quản.
- C. Khí quản.
- D. Khoang mũi.
Câu 9: Đâu không phải là sản phẩm của quang hợp ?
A. Nước
- B. Tinh bột
- C.khí ôxigen
- D.Đường
Câu 10: Tác nhân nào dưới đây không gây hại cho đường dẫn khí?
- A. Bụi.
- B. Vi khuẩn.
- C. Khói thuốc lá.
D. Khí oxygen.
Câu 11: Nguyên liệu của quá trình quang hợp là?
1. Nước
2. Khí carbon dioxid
3. Ánh sáng
4.Tinh bột
- A. 4,3,2
- B. 3,4,1
C. 1,2,3
- D. 1,2,4
Câu 12: Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng?
- A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào
- B. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP
- C. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử
D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào
Câu 13: Chất nào sau đây hòa tan được trong nước?
A. Muối ăn.
- B. Dầu ăn.
- C. Mỡ.
- D. Cát.
Câu 14: Nhóm sinh vật nào đều có khả năng quang hợp?
1. Cây có lá màu đỏ như cây rau Rền đỏ, cây tía tô…
2. Cây không có lá như Thanh Long, Xương Rồng…
3. Cây có lá màu xanh như Lúa ,Ngô…
4. Trùng roi xanh (trong tế bào cơ thể có chứa lục lạp)
A. 1, 2, 3, 4
- B. 3, 4
- C. 2, 3, 4
- D. 1, 2, 3
Câu 15: Cho các biện pháp sau:
1. Uống đủ nước, cung cấp đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể.
2. Vận động thường xuyên và chú ý nâng cao cường độ luyện tập.
3. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,...
4. Không thức khuya, ngủ đủ giấc (6-8 tiếng/ngày).
Số biện pháp giúp tăng cường quá trình trao đổi chất ở cơ thể:
- A. 1.
- B. 3.
C. 4.
- D. 1.
Câu 16: Dung dịch iodine được dùng làm thuốc thử để nhận biết tinh bột vì dung dịch iodine tác dụng với tinh bột tạo dung dịch có
A. màu xanh tím đặc trưng.
- B. màu vàng nhạt đặc trưng.
- C. màu hồng đặc trưng.
- D. màu xanh lam đặc trưng.
Câu 17: Trứng, đậu nành (đỗ tương) và cá thuộc nhóm thực phẩm nào sau đây?
- A. Sản phẩm bơ sữa.
B. Chất đạm.
- C. Hạt.
- D. Chất bột đường.
Câu 18: Sản phẩm thu được của quang hợp là ?
1. Nước
2. Khí carbon dioxid
3. Ánh sáng và diệp lục
4. Tinh bột và khí oxigen
- A. 1
B. 4
- C. 2, 4
- D. 1, 3
Câu 19: Rau, củ, quả tươi bảo quản được lâu trong tủ lạnh vì:
- A. Nhiệt độ thấp làm chết tế bào.
- B. Nhiệt độ thấp làm tăng quá trình phân giải chất hữu cơ ở tế bào
C. Nhiệt độ thấp làm giảm cường độ hô hấp tế bào.
- D. Nhiệt độ thấp làm giảm tăng cường độ hô hấp tế bào.
Câu 20: Điều kiện cần để lá cây có thể quang hợp được khi có đầy đủ các nguyên liệu là gì?
A. Có ánh sáng.
- B. Nhiệt độ thấp.
- C. Độ ẩm thấp.
- D. Nền nhiệt cao.
Câu 21: Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là
- A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
- C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
- D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.
Câu 22: Thân non của cây (có màu xanh lục) có quang hợp được không? Vì sao ?
A. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây.
- B. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng.
- C. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng.
- D. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây.
Câu 23: Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm:
- A. Oxigen, nước và năng lượng
- B. Nước, đường và năng lượng
- C. Nước, khí cacbonic và đường
D. Khí cacbonic, nước và năng lượng
Câu 24: Tại sao trong sản xuất nông nghiệp, muốn cây cho năng suất cao thì chúng ta không nên trồng với mật độ quá dày?
A. Vì trồng cây quá dày sẽ khiến cho cây sinh trưởng, phát triển kém do phải san sẻ nguồn ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng cho các cây mọc lân cận.
- B. Vì trồng cây quá dày sẽ làm cản trở khả năng hút nước và muối khoáng của cây.
- C. Vì khi trồng cây quá dày, các cây gần nhau sẽ có hiện tượng liền rễ và cây bị bệnh dễ phát tán tác nhân gây bệnh cho những cây xung quanh.
- D. Vì trồng cây quá dày sẽ tốn nhiều công chăm sóc.
Câu 25: Các biện pháp kĩ thuật trong nông nghiệp giúp cây trồng tăng nâng suất
1. Trồng cây với mật độ quá dày
2. Có biện pháp chống nóng cho cây(tưới nước, làm giàn che...) và biện pháp chống rét cho cây ( ủ ấm gốc cây)
3. Một số loài cây chiếu đèn sáng vào ban đêm
4. Tưới nước đầy đủ
5. Trồng cây không theo mùa vụ
Đáp án đúng
- A. 1,2,3
B. 2,3,4
- C. 3,4,5
- D. 1,3,5
Câu 26: Khi quan sát lá trên các cây, Minh nhận thấy các lá trên cây luôn xếp lệch nhau. Minh vô cùng thắc mắc tại sao lại như vậy? Em hãy chọn đáp án đúng để giải thích giúp Minh câu hỏi trên.
A. Để các lá đều lấy được ánh sáng.
- B. Để phân biệt các loại lá với nhau.
- C. Để phân biệt lá non với lá già.
- D. Để lá không che lấp nhau.
Câu 27: Để xác định chất khí cần cho quá trình tổng hợp tinh bột, nên người ta tiến hành thí nghiệm gồm các bước sau:
1. Sau 4 – 6 giờ, ngắt lá của mỗi cây để thử tinh bột bằng dung dịch iodine.
2. Đặt hai chậu cây khoai lang vào chỗ tối trong 3 – 4 ngày.
3. Trong chuông A đặt thêm một cốc nước vôi trong. Đặt cả hai chuông thí nghiệm ra chỗ có ánh sáng.
4. Lấy hai tấm kính, đổ nước lên toàn bộ bề mặt tấm kính. Sau đó, đặt mỗi chậu cây lên một tấm kính ướt, dùng hai chuông thủy tinh (hoặc hộp nhựa trong suốt) úp vào mỗi chậu cây.
Quy trình thí nghiệm đúng là
- A. 1 – 2 – 3 – 4.
B. 2 – 4 – 3 – 1.
- C. 1 – 2 – 4 – 3.
- D. 2 – 4 – 1 – 3.
Câu 28: Hóa chất không được dùng trong thí nghiệm để xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh là
A. nước muối sinh lý.
- B. dung dịch Iodine.
- C. cồn 90 độ.
- D. nước cất.
Câu 29: Khi nghe đến bệnh bướu cổ là bệnh lí rất thường gặp ở nước ta do nguyên nhân thiếu chất khoáng iodine, mẹ Lan quyết định bổ sung iodine trong khẩu phần ăn hàng ngày cho cả gia đình. Theo em, mẹ Lan nên bổ sung loại thực phẩm nào để có đủ iodine ngăn ngừa bệnh bướu cổ?
- A. Các loại thịt
B. Các loại hải sản
- C. Các loại rau, củ, quả
- D. Các loại sữa
Câu 30: Nồng độ khí carbon dioxide và oxygen trong không khí được giữ ổn định nhờ vào đâu?
A. Quá trình quang hợp ở thực vật.
- B. Quá trình hô hấp ở thực vật.
- C. Quá trình hô hấp ở động vật, con người.
- D. Quá trình thoát hơi nước ở thực vật.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Sinh học 7 cánh diều kì 1
Bình luận