Trắc nghiệm Sinh học 7 cánh diều kì 1 (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cho ví dụ sau: Khi đặt chậu cây bên trong cửa sổ, sau một thời gian thấy ngọn cây vươn ra phía ngoài cửa sổ. Đây là ví dụ mô tả quá trình nào của thực vật?
- A. Quang hợp.
- B. Hô hấp.
- C. Thoát hơi nước.
D. Cảm ứng.
Câu 2: Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?
A. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.
- B. Sáo học nói tiếng người.
- C. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng.
- D. Khỉ tập đi xe đạp.
Câu 3: Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là
- A. tính hướng tiếp xúc.
- B. tính hướng sáng.
C. tính hướng hoá.
- D. tính hướng nước.
Câu 4: Cho các tập tính sau ở động vật
(1) Sự di cư của cá hồi
(2) Báo săn mồi
(3) Nhện giăng tơ
(4) Vẹt nói được tiếng người
(5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn
(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
(7) Xiếc chó làm toán
(8) Ve kêu vào mùa hè
Những tập tính nào là học được?
A. (2), (4), (5), (7)
- B. (3), (4), (5), (7)
- C. (2), (4), (6), (7)
- D. (2), (4), (5), (8)
Câu 5: Cho mệnh đề sau: … vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân, đến lá và các phần khác của cây.
Từ cần điền vào chỗ … là
- A. Mạch gỗ.
B. Mạch rây.
- C. Lông hút ở rễ.
- D. Lá cây.
Câu 6: Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?
- A. Chất hữu cơ và chất khoáng.
B. Nước và chất khoáng.
- C. Chất hữu cơ và nước.
- D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.
Câu 7: Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây?
- A. Mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm trung bình.
- B. Mùa thu, nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình.
- C. Mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp.
D. Mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao.
Câu 8: Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là
A. diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.
- B. hình thức phản ứng đa dạng.
- C. dễ nhận thấy, diễn ra mãnh liệt.
- D. mức độ chính xác cao, dễ nhận thấy.
Câu 9: Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây?
- A. Mép lá có các giọt nước nhỏ vào những ngày độ ẩm không khí cao.
B. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân cây thì sau một thời gian, phần mép vỏ phía trên bị phình to.
- C. Lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng.
- D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân.
Câu 10: Tập tính gồm
A. tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
- B. tập tính bẩm sinh và tập tính rèn luyện.
- C. tập tính sẵn có và tập tính học được.
- D. tập tính sẵn có và tập tính rèn luyện.
Câu 11: Phân bón có vai trò gì đối với thực vật?
A. Cung cấp các nguyên tố khoáng cho các hoạt động sống của cây.
- B. Đảm bảo cho quá trình thoát hơi nước diễn ra bình thường.
- C. Tạo động lực cho quá trình hấp thụ nước ở rễ.
- D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật sống trong đất phát triển.
Câu 12: Cho các tập tính sau ở động vật
(1) Sự di cư của cá hồi
(2) Báo săn mồi
(3) Nhện giăng tơ
(4) Vẹt nói được tiếng người
(5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn
(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
(7) Xiếc chó làm toán
(8) Ve kêu vào mùa hè
Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?
A. (1), (3), (6), (8)
- B. (1), (2), (6), (8)
- C. (1), (3), (5), (8)
- D. (1), (3), (6), (7)
Câu 13: Tập tính bẩm sinh là những tập tính
- A. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
B. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
- C. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
- D. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
Câu 14: Trong quá trình học bài khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật, bạn Lan làm thí nghiệm như sau: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B). Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày, bổ sung nước vào cốc để nước từ trong cốc thấm dần ra mùn cưa. Gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp. Theo em hiện tượng gì đã xảy ra?
- A. Rễ cây non của 2 cây tại hộp A và hộp B đều mọc giống nhau đều hướng xuống đáy hộp.
- B. Rễ cây non của 2 cây tại hộp A và hộp B đều ngưng sinh trưởng.
C. Rễ cây non tại hộp A hướng xuống đáy hộp và hộp B hướng tới vị trí cốc nước.
- D. Rễ cây non tại hộp A hướng xuống đáy hộp và hộp B bị ngưng sinh trưởng.
Câu 15: Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư của động vật?
- thức ăn
- hoạt động sinh sản
- hướng nước chảy
- thời tiết không thuận lợi
- A. 4
B. 3
- C. 2
- D. 1
Câu 16: Vì sao người ta lại bảo quản nhiều loại trái cây trong môi trường có nồng độ khí carbon dioxide cao?
A. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao ức chế nhiều hoạt động trao đổi chất làm hô hấp tế bào giảm.
- B. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao ức chế nhiều hoạt động trao đổi chất làm hô hấp tế bào tăng.
- C. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao thúc đẩy nhiều hoạt động trao đổi chất làm hô hấp giảm.
- D. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao thúc đẩy nhiều hoạt động trao đổi chất làm hô hấp tăng.
Câu 17: Tập tính là gì?
- A. Tập tính là phản ứng của sinh vật giúp trả lời kích thích của môi trường.
- B. Tập tính là các hoạt động của cơ thể chống lại các kích thích từ môi trường.
- C. Là hành vi của động vật có tác động qua lại với môi trường và với các loài sinh vật khác.
D. Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
Câu 18: Phản ứng "Ngọn cây hướng về phía ánh sáng" là phản ứng của thực vật với nguồn gốc kích thích là?
- A. Giá thể
- B. Nhiệt độ
C. Ánh sáng
- D. Nước
Câu 19: Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là loại cây nào?
- A. Cây ngô.
- B. Cây lúa.
C. Cây mướp.
- D. Cây lạc.
Câu 20: Đâu là hiện tượng cảm ứng ở sinh vật?
(1) Cây con hướng về phía có ánh sáng.
(2) Rễ cây hướng về phía có nguồn nước sạch.
(3) Cây nho leo trên giàn cao
(4) Em dừng xe khi thấy đèn đỏ.
(5) Em làm bài tập về nhà
A. (1), (2), (3), (4)
- B. (1), (2), (3), (5)
- C. (1), (2), (4), (5)
- D. (2), (3), (4), (5)
Câu 21: Trong quá trình học bài khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật, bạn Lan làm thí nghiệm như sau: Chuẩn bị hai hộp A, B bằng bìa các tông đủ lớn để có thể đặt vào đó cốc trồng cây đậu. Ở hộp A, một bên thành hộp có một cửa sổ ngang tầm với ngọn cây đậu; ở hộp B có một cửa sổ ở thành hộp phía trên. Dùng hai cốc đựng đất, trồng một hạt đậu nảy mầm vào mỗi cốc và tưới đủ ẩm hằng ngày. Sau một tuần, khi các cây đậu đã đủ lớn, đặt một cốc vào hộp A và một cốc vào hộp B. Sau đó, đóng nắp hộp và đặt cả hai hộp ngoài ánh sáng. Sau hai ngày, Lan quan sát thấy tại hộp A ngọn cây vươn lên vị trí cửa sổ tầm ngang. Tại hộp B ngọn cây hướng lên thành hộp phía trên. Thí nghiệm này mô tả hình thức cảm ứng nào ở thực vật?
- A. Hướng nước.
B. Hướng sáng.
- C. Hướng tiếp xúc.
- D. Hướng đất.
Câu 22: Sự đóng lại của khí khổng khi được chiếu sáng là do
- A. khí khổng mệt mỏi.
B. thực vật thoát hơi nước quá mức.
- C. gió mạnh.
- D. tốc độ quang hợp cao.
Câu 23: Đối với các loại thực phẩm như rau củ quả, thịt, cá,… tại gia đình chúng ta ưu tiên sử dụng phương pháp bảo quản nào?
A. Bảo quản lạnh.
- B. Bảo quản khô.
- C. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao.
- D. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp.
Câu 24: Cho các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm sau:
1. Bảo quản lạnh
2. Bảo quản khô
3. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao
4. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp
Đối với các loại hạt như thóc, ngô, đỗ,… người ta thường ưu tiên sử dụng biện pháp bảo quản là
- A. 1.
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 25: Quá trình trao đổi chất của con người thải ra môi trường những chất nào?
A. Khí carbon dioxide, nước tiểu, mô hôi.
- B. Khí oxygen, nước tiểu, mồ hôi, nước mắt.
- C. Khí oxygen, khí carbon dioxide, nước tiểu.
- D. Khí oxygen, phân, nước tiểu, mồ hôi.
Câu 26: Cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết vì
- A. lá cây không quang hợp được.
B. rễ cây không hô hấp tế bào được.
- C. rễ cây hấp thụ quá nhiều nước.
- D. lá cây không thoát hơi nước kịp.
Câu 27: Vì sao khi chơi thể thao hoặc lao động chân tay trong thời gian dài lại dẫn đến tình trạng đau mỏi cơ?
- A. Vì khi đó cơ thể thừa oxygen dẫn đến tế bào phải hô hấp có khí oxygen, quá trình đó sinh ra acid lactic, gây ra hiện tượng đau mỏi cơ.
B. Vì khi đó cơ thể thiếu oxygen dẫn đến tế bào phải hô hấp không có khí oxygen, quá trình đó sinh ra acetic acid, gây ra hiện tượng đau mỏi cơ.
- C. Vì khi đó cơ thể thiếu carbon dioxide dẫn đến tế bào phải hô hấp không có khí carbon dioxide, quá trình đó sinh ra acid lactic, gây ra hiện tượng đau mỏi cơ.
- D. Vì khi đó cơ thể thiếu nước dẫn đến tế bào phải hô hấp không có nước, quá trình đó sinh ra acetic acid, gây ra hiện tượng đau mỏi cơ.
Câu 28: Nồng độ khí carbon dioxide khoảng bao nhiêu thì thuận lợi cho hô hấp tế bào?
- A. Khoảng 0,02%.
- B. Khoảng 0,01%.
C. Khoảng 0,03%.
- D. Khoảng 0,04%.
Câu 29: Vì sao khi sốt cao, nhịp thở lại tăng lên?
A. Vì khi sốt cao, quá trình hô hấp tế bào tăng lên khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên.
- B. Vì khi sốt cao, quá trình tổng hợp trong tế bào tăng lên khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên.
- C. Vì khi sốt cao, quá trình hô hấp tế bào giảm khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên.
- D. Vì khi sốt cao, quá trình tổng hợp trong tế bào giảm khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên.
Câu 30: Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết nồng độ oxygen trong không khí chiếm bao nhiêu %?
- A. 20%.
B. 21%.
- C. 30%.
- D. 31%.
Câu 31: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật
- A. phát triển kích thước theo thời gian
B. tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động
- C. tích lũy năng lượng
- D. vận động tự do trong không gian
Câu 32: Quá trình hô hấp có ý nghĩa
- A. đảm bảo sự cân bằng oxygen và carbon dioxide trong khí quyển.
B. cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật.
- C. làm sạch môi trường, đảm bảo môi trường sống cho các loài sinh vật.
- D. chuyển hóa chất hữu cơ thành carbon dioxide, nước và năng lượng.
Câu 33: Nồng độ khí Oxygen mà ở đó thực vật giảm hô hấp tế bào là
A. < 5%
- B. > 5%
- C. < 0,5%
- D. > 15%
Câu 34: Ở động vật khi tiếp xúc với môi trường có nồng độ carbon dioxide cao
A. CO2 cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, rối loạn quá trình hô hấp tế bào, có thể gây tử vong.
- B. CO cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, rối loạn quá trình hô hấp tế bào, có thể gây tử vong
- C. CO2 cạnh tranh với O2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, cường độ hô hấp tế bào giảm.
- D. O2 cạnh tranh với CO2 trong hồng cầu, gây thiếu O2, cường độ hô hấp tế bào giảm.
Câu 35: Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết nồng độ oxygen trong không khí chiếm bao nhiêu %?
- A. 20%.
B. 21%.
- C. 30%.
- D. 31%.
Câu 36: Một cành hoa bị héo sau khi được cắm vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên?
- A. Mạch rây.
B. Mạch gỗ.
- C. Lông hút.
- D. Vỏ rễ.
Câu 37: Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide được diễn ra tại hệ cơ quan nào trong cơ thể?
- A. Hệ tuần hoàn.
B. Hệ hô hấp.
- C. Hệ tiêu hóa.
- D. Hệ thần kinh.
Câu 38: Xét các trường hợp sau :
(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính
(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính
(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính
(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính
Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 39: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?
- A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.
- B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.
- C. Con người, vật nuôi, cây trồng.
D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ.
Câu 40: Thực vật trên cạn hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua bộ phận nào?
A. Qua các tế bào lông hút ở rễ.
- B. Qua bề mặt tế bào biểu bì của cây.
- C. Qua các tế bào mô mềm ở rễ.
- D. Qua các tế bào mạch dẫn của cây.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Sinh học 7 cánh diều kì 1
Bình luận