Dễ hiểu giải Khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 23 Trao đổi khí ở sinh vật
Giải dễ hiểu bài 23 Trao đổi khí ở sinh vật. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 23. TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Tế bào trong cơ thể cần khí oxygen và thải khí carbon dioxide trong quá trình hô hấp. Cơ thể đảm bảo quá trình đó bằng cách nào và do cơ quan nào thực hiện?
Giải nhanh:
Cơ thể chúng ta lấy O2 nhờ hít vào và thải CO2 nhờ thở ra với hệ hô hấp.
I. KHÁI NIỆM TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT
Câu 1: Quan sát hình 23.1, mô tả sự trao đổi khí ở sinh vật
Giải nhanh:
O2 khuếch tán từ môi trường qua bề mặt trao đổi khí vào cơ thể → các tế bào thực hiện hô hấp → tạo ra CO2, nồng độ CO2 trong tế bào cao khiến CO2 khuếch tán từ tế bào ra. CO2 được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí rồi được khuếch tán ra ngoài môi trường.
Câu hỏi 1: Sự trao đổi khí và hô hấp tế bào ở cơ thể sinh vật có liên quan như thế nào?
Giải nhanh:
Quá trình hô hấp tế bào phân giải các chất hữu cơ để giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động trao đổi khí. Trao đổi khí cung cấp O2 – nguyên liệu cho hô hấp tế bào đồng thời đào thải CO2 ra ngoài.
II. TRAO ĐỔI KHÍ Ở THỰC VẬT
1. Cấu tạo và chức năng của khí khổng
Câu 2: Quan sát hình 23.2, cho biết chất nào đi vào và chất nào đi ra qua khí khổng trong quang hợp?
Giải nhanh:
- Chất đi vào: CO2.
- Chất đi ra: O2 và nước
Câu 3: Cho biết khí khổng có ở mặt trên hay mặt dưới của lá cây.
Giải nhanh:
Khí khổng có ở cả mặt trên và mặt dưới của lá cây nhưng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá cây.
Câu 4: Quan sát hình 23.3, mô tả cấu tạo của khí khổng. Chức năng khí khổng là gì?
Giải nhanh:
- Khí khổng có 2 tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau. Tế bào hình hạt đậu có thành trong dày và thành ngoài mỏng. Các tế bào hình hạt đậu chứa nhiều lục lạp, không bào và nhân.
- Khí khổng thực hiện quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây.
2. Quá trình trao đổi khí qua khí khống ở lá cây
Câu 5: Mô tả sự trao đổi khí diễn ra ở lá cây. Nêu ảnh hưởng của môi trường tới trao đổi khí trong quang hợp ở lá cây.
Giải nhanh:
- Khi cây quang hợp: CO2 khuếch tán từ ngoài vào lá, O2 khuếch tán từ trong lá ra ngoài. Trong hô hấp: O2 khuếch tán từ ngoài vào lá, CO2 khuếch tán từ trong lá ra ngoài.
- Ánh sáng, nhiệt độ, hàm lượng nước, nồng độ O2/CO2,… ảnh hưởng đến quang hợp → ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng.
Câu hỏi 2: Quan sát hình 23.4, cho biết quá trình trao đổi khí trong quang hợp và hô hấp của thực vật như thế nào theo gợi ý ở bảng 23.1
Giải nhanh:
Quá trình trao đổi khí | Khí được trao đổi | Thời gian diễn ra | ||||
Oxygen | Carbon dioxide | Ban đêm | Ban ngày | |||
Lấy vào | Thải ra | Lấy vào | Thải ra | |||
Quang hợp | x | x | x | |||
Hô hấp | x | x | x | |
III. TRAO ĐỔI KHÍ Ở ĐỘNG VẬT
Câu 6: Cho biết cơ quan nào thực hiện quá trình trao đổi khí ở động vật?
Giải nhanh:
Cơ quan: ống khí, mang, da, phổi...
Câu 7: Quan sát hình 23.5, quá trình trao đổi khí ở cá, châu chấu, ếch và chim là gì?
Giải nhanh:
- Cá: mang
- Châu chấu: ống khí
- Ếch: da
- Chim: túi khí
Câu hỏi 3: Vì sao khi bắt giun đất để trên bề mặt: đất khô ráo thì giun đất nhanh bị chết?
Giải nhanh:
Vì giun đất hô hấp qua bề mặt da. Trong điều kiện khô ráo, da giun bị khô, O2 và CO2 không khuếch tán qua da, giun không thể hô hấp nên bị chết.
2. Quá trình trao đổi khí ở động vật
Câu 8: Sự trao đổi khí giữa cơ thể người với môi trường được thực hiện như thế nào?
Giải nhanh:
- Trao đổi khí thông qua hệ hô hấp và sự phối hợp của hệ tuần hoàn.
- Khi hít vào, O2 được đưa vào phổi đến tận phế nang → trao đổi khí giữa phế nang và mạch máu. O2 đi vào máu và được vận chuyển đến các tế bào. CO2 từ máu về phế nang và thải ra ngoài môi trường.
Câu 9: Quan sát hình 23.6, mô tả con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người?
Giải nhanh:
Khi hít vào, O2 được đưa vào phổi đến tận phế nang → trao đổi khí giữa phế nang và mạch máu. O2 đi vào máu và được vận chuyển đến các tế bào. CO2 từ máu về phế nang và thải ra ngoài môi trường.
Câu hỏi 4: Phân biệt trao đổi khí ở động vật và thực vật theo nội dung gợi ý như bảng 23.2
Giải nhanh:
Tiêu chí | Thực vật | Động vật |
Cơ quan trao đổi khí | Khí khổng | Ống khí, mang, da, phổi,… |
Đường đi của khí | CO2 khuếch tán từ ngoài vào lá, O2 khuếch tán từ trong lá ra môi trường. | Khi hít vào, O2 được đưa vào phổi đến tận phế nang → trao đổi khí. O2 đi vào máu đến các tế bào. CO2 từ máu về phế nang và thải ra ngoài môi trường. |
Cơ chế trao đổi khí | Khuyếch tán. | Nhờ các cơ quan thực hiện quá trình hô hấp. |
Chất khí trao đổi giữa cơ thể với môi trường | O2 và CO2 | O2, CO2 và các khí khác. |
Vận dung 1
Câu hỏi: Vì sao mở nắp mang cá có thể biết cá còn tươi hay không?
Giải nhanh:
Vì mang là bộ phận hô hấp ở cá. Nếu cá còn tươi → hô hấp vẫn diễn ra, mang có màu đỏ hồng. Nếu cá ươn, mang cá có màu đỏ thẫm do quá trình hô hấp ngừng lại CO2 không được thải ra ngoài tích tụ lại.
Vận dụng 2
Câu hỏi: Vì sao sơn kín da ếch thì ếch sẽ chết sau một thời gian?
Giải nhanh:
Ếch trao đổi khí chủ yếu qua da. Khi sơn kín da ếch → da ếch bị khô không thể trao đổi khí → Ếch bị thiếu O2 và tích tụ CO2 → chết dần.
Vận dụng 3
Câu hỏi: Nêu vai trò của tập thể dục và hít thở sâu đối với rèn luyện sức khỏe.
Giải nhanh:
Tập thể dục và hít thở sâu giúp cơ thể khỏe mạnh, làm tăng dung tích của phổi và tăng thể tích khí lưu thông qua phổi → Tăng trao đổi chất, cơ thể khỏe mạnh.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận