Đáp án Tiếng Việt 5 kết nối bài 4: Bến sông tuổi thơ

Đáp án Đáp án Tiếng Việt 5 kết nối bài 4: Bến sông tuổi thơ. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học tiếng Việt 5 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4

ĐỌC: BẾN SÔNG TUỔI THƠ

Khởi động: Bạn yêu thích, tự hào về điều gì ở quê hương hoặc nơi mình sinh sống?

Đáp án chuẩn:

Quê tôi có nhiều lễ hội và phong tục truyền thống, có ẩm thực phong phú, có nhiều phong cảnh đẹp.  Người dân quê tôi rất thân thiện, hòa đồng.

Câu 1: Từ khi sinh ra, những hình ảnh nào của quê hương đã trở nên quen thuộc với các bạn nhỏ?

Đáp án chuẩn:

Dòng sông êm đềm lững lờ con nước, hàng bần xanh soi bóng nghiêng nghiêng..

Câu 2: Bạn nhỏ đã có những kỉ niệm gì cùng bạn bè trên bến sông tuổi thơ?

Đáp án chuẩn:

Lấy chén muối ớt hoặc chén mắm đồng sau đó rủ nhau hái trái bần để ăn …

Câu 3: Trong cảm nhận của bạn nhỏ, vẻ đẹp của quê hương hiện lên như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Con sông mang phù sa bồi đắp …, gió thổi man mác, những bông hoa tim tím nở xòe …, âm thanh tiếng bần chín rớt tõm xuống sông …

Câu 4: Bạn nhỏ nhắc đến đặc sản gì của quê hương mình? Chi tiết nào cho thấy bạn rất tự hào về đặc sản đó của quê mình?

Đáp án chuẩn:

Đặc sản là “trái bần chua”.  Bạn nhỏ tự hào vì trái bần đem nấu canh chua cá bống sao hay cá bông lau thì khó có món nào hơn được.

Câu 5: Qua bài đọc, em yêu thích hình ảnh nào của vùng đất cù lao? Vì sao?

Đáp án chuẩn:

Hình ảnh “hàng bần nở hoa tím chờ gió thổi qua của vùng đất cù lao” vì nó gợi lên món canh chua cá bống sao nấu với trái bần chua – món ăn quê nhà gắn liền với tuổi thơ mỗi đứa trẻ.

Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1: Từ tôichúng tôi ở hai đoạn đầu của bài đọc được dùng để chỉ ai? Từ nào chỉ một người, từ nào chỉ nhiều người?

Đáp án chuẩn:

- Dùng để chỉ tác giả và những người bạn thời thơ ấu. 

- Từ tôi chỉ một người, từ chúng tôi chỉ nhiều người.

Câu 2:

a. Tìm từ có nghĩa giống với từ in đậm trong các câu sau:

Thỉnh thoảng lại nghe những trái bần chín rớt tỏm xuống sông, âm thanh rất đỗi quen thuộc và gần gũi với bọn trẻ sống ở xứ cù lao này.

Mỗi chiều, bọn trẻ chúng tôi tụ năm tụ bảy ở bến sông, vui đùa đủ các trò của tuổi thơ con nít.

Trái bần chua cũng là một “đặc sản” của quê tôi.

b. Qua những từ in đậm ở trên, em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của nhà văn trong bài Bến sông tuổi thơ? Chọn đáp án đúng.

A. Nhà văn sử dụng từ ngữ gần gũi với trẻ em.

B. Nhà văn dùng từ ngữ phổ biến với nhiều người.

C. Nhà văn sử dụng từ ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.

D. Nhà văn dùng những từ ngữ trừu tượng, mơ hồ.

Đáp án chuẩn:

a. 

Từ in đậm

Từ đồng nghĩa

rớt

rơi

cù lao

đảo

con nít

trẻ con

trái

quả

b. Đáp án : C

VIẾT: VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO

Chọn đề 2: Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật

Câu 1: Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 3, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.

Đáp án chuẩn:

Quái vật và Bông hoa Hạnh phúc

Một ngày nọ, trong một khu rừng rậm xa xôi, có một quái vật lớn đầy sợ hãi và cô đơn. Quái vật sống một cuộc sống cô độc với sự sợ hãi và tủi thân từ các sinh vật khác. Chẳng ai dám lại gần vì hình dáng kỳ quái của và ánh mắt đáng sợ của nó.

Câu 2: Đọc soát và chỉnh sửa.

Đáp án chuẩn: 

- Giới thiệu câu chuyện một cách hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.

- Kể chuyện với các chi tiết sáng tạo độc đáo nhưng vẫn không làm thay đổi nội dung chính, ý nghĩa của câu chuyện gốc.

NÓI VÀ NGHE: NHỮNG CÂU CHUYỆN THÚ VỊ

Câu 1: Chuẩn bị: Nhớ lại câu chuyện mà em yêu thích

Đáp án chuẩn:

- Câu chuyện yêu thích.

+ Tên câu chuyện: Trên cao, chim sẻ đã trông thấy

+ Tên tác giả: Nguyễn Trọng Tạo

+ Nội dung chính: kể về buổi sáng sớm sau khi nhân vật tôi thức dậy đã nhận ra âm thanh của chim sẻ và hình ảnh mặt trời mọc 

-  Các chi tiết thú vị:

+ Sương mù như tấm khăn voan mỏng màu sữa

+ Vầng mặt trời giống như chiếc mâm đồng đỏ bay từ từ chiếm lĩnh nền trời xa, rộng.

Câu 2: Thảo luận:

- Người điều hành nêu nội dung thảo luận

- Từng thành viên nêu ý kiến đã chuẩn bị

Đáp án chuẩn: 

- Đọc câu chuyện Thằn lằn xanh và tắc kè, mình thích tình huống gặp mặt rất độc đáo giữa thằn lằn và tắc kè.

- Nhân vật ông Đùng, bà Đùng trong Sự tích ông Đùng, bà Đùng cao lớn khác thường, đứng cao hơn trăm lần đỉnh núi cao nhất.

Câu 3: Đánh giá.

Đáp án chuẩn: 

- Người có ý kiến hay

- Người trình bày hấp dẫn

- Người tham gia tích cực.

Bài tập về nhà:

Câu 1: Chia sẻ với người thân về những điều thú vị trong một câu chuyện em đã đọc, đã nghe.

Đáp án chuẩn:

Trong câu chuyện, điều thú vị về thế giới tuổi thơ thể hiện qua cách người kể cảm nhận và trải nghiệm những hiện tượng tự nhiên. Mặc dù người kể đã trưởng thành, nhưng anh vẫn giữ được một khía cạnh trong lòng trẻ thơ, khả năng ngạc nhiên và tưởng tượng.

Đầu tiên, người kể thức dậy và chứng kiến cảnh sương mù trong vườn nhà. Sương mù được miêu tả như một tấm khăn voan mỏng màu sữa, tạo nên một không gian mơ hồ và kì ảo. Sự xuất hiện của sương mù tạo ra một không gian mờ mịt và kích thích sự tưởng tượng của người kể.

Tiếp theo, người kể rất tinh tế và nhạy cảm khi phát hiện tiếng chim sẻ hót trong sương mù. Người kể nghe thấy âm nhạc của chim sẻ và tưởng tượng rằng chúng đang hát về một điều gì đó đặc biệt mà chỉ chim sẻ mới có thể thấy. Điều này thể hiện được phần nào khả năng tưởng tượng phong phú và cảm nhận những điều tinh tế nhỏ nhặt của thế giới tuổi thơ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác