Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 5 Thực hành tiếng việt trang 110
Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 5 Thực hành tiếng việt trang 110. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
DẤU CÂU, BIỆN PHÁP TU TỪ
Xin chào tất cả các em! Cô rất mong chờ được cùng các em tìm hiểu về Thực hành tiếng Việt: Dấu câu, biện pháp tu từ. Các em đã chuẩn bị tinh thần chưa?
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Vận dụng, củng cố một số kiến thức đã học về cách dùng dấu gạch ngang và công dụng của dấu gạch ngang; các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, điệp ngữ và tác dụng của các biện pháp tu từ đó trong VB Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.
Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập xác định dấu dấu câu và biện pháp tu từ.
Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Để làm nóng bầu không khí trước khi vào bài, cô có một câu hỏi dành cho các em:
Các em hãy quan sát tranh và đặt câu, trong câu có sử dụng một biện pháp tu từ đã học.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
I. TÌM HIỂU CHUNG
Nội dung 1: Hình thành kiến thức mới
Bây giờ chúng ta cùng xem xét phần câu mà các em đã đặt phía trên. Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
Trong ví dụ mà em đã đưa ra, em đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Và theo em, tác dụng của biện pháp tu từ này trong câu là gì? Việc sử dụng biện pháp tu từ có giúp làm nổi bật ý nghĩa hay cảm xúc mà em muốn truyền tải không?
Video trình bày nội dung:
- Dấu gạch ngang:
+ Thường được đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói của nhân vật hoặc để liệt kê;
+ Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; nối các từ trong một liên danh. - Biện pháp tu từ:
+ So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Nhân hoá là gắn cho đồ vật, cây cối, con vật,... những đặc điểm, thuộc tính của người, nhằm làm cho dõi tượng được miêu tả gần gũi, sinh động.
+ Điệp ngữ là lặp lại một từ ngữ để nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê,...
Nội dung 2: Thực hành luyện tập
Chúng ta sẽ thực hiện một hoạt động thú vị. Hãy làm việc theo cặp và nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu mà các em đã đọc. Sau đó, hãy thảo luận về việc nếu không có các cụm từ được tách ra bởi dấu gạch ngang, thì nội dung của những câu đó sẽ thay đổi như thế nào. Các em hãy cùng nhau suy nghĩ và chia sẻ những ý kiến của mình nhé!
Video trình bày nội dung:
- Dấu gạch ngang dùng trong ý a, b để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Nếu không có cách cụm từ thì nội dung các câu sẽ sơ sài, người đọc không hiểu được ngụ ý của tác giả trong câu, hiểu được tình cảm của tác giả dành cho mùa xuân của Hà Nội, của miền Bắc.
…………………..
Nội dung video Thực hành tiếng việt: Dấu câu, biện pháp tu từ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.