Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 4 Thực hành tiếng việt trang 92
Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 4 Thực hành tiếng việt trang 92. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
NGỮ CẢNH VÀ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ TRONG NGỮ CẢNH
Chào mừng các em đến với buổi học ngày hôm nay! Hãy bắt đầu bằng việc cùng nhau tìm hiểu một điều thật thú vị về ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh nhé!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Thông qua việc thực hiện các bài tập của phần Thực hành tiếng Việt, em hiểu được khái niệm ngữ cảnh, nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh và biết vận dụng để dùng từ ngữ đúng với ngữ cảnh.
Củng cố kiến thức về biện pháp tu từ thông qua việc nhận biết và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.
Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập xác định ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh.
Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Để làm nóng bầu không khí trước khi vào bài, cô có một câu hỏi dành cho các em:
Em hãy chỉ ra sự khác biệt của từ “áo nâu” trong ví dụ sau đây. Dựa vào đâu để nhận biết nghĩa của từ “áo nâu” trong từng ví dụ đó?
(1)
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
(2) Tôi mua biếu bà một chiếc áo nâu.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
I. TÌM HIỂU CHUNG
Nội dung 1: Hình thành kiến thức mới
- Các em hãy mở sách giáo khoa trang 89, đọc phần Nhận biết số từ. Sau đó, cho cô (thầy) biết: Ngữ cảnh là gì? Và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh được hiểu như thế nào?
- Tiếp theo, các em hãy quan sát ví dụ ở trang 93 để hiểu rõ hơn về nghĩa của từ “thơm” nhé.
Video trình bày nội dung:
- Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ trong đó một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng.
+ Bối cảnh trong văn bản. gồm những đơn vị ngôn ngữ (tử, cụm từ, câu) đứng trước và sau một đơn vị ngôn ngữ (còn gọi là văn cảnh).
+ Bối cảnh ngoài văn bản, gồm người nói, người nghe, địa điểm, thời gian,... mà một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng.
Nội dung 2: Thực hành luyện tập
Bây giờ, các em sẽ làm việc theo nhóm để giải thích nghĩa của các từ in đậm trong các dòng thơ nhé. Cô sẽ phân công như sau:
Nhóm 1 sẽ giải thích ý a.
Nhóm 2 sẽ giải thích ý b.
Nhóm 3 sẽ giải thích ý c.
Các nhóm hãy thảo luận và chuẩn bị trình bày kết quả của mình.
Video trình bày nội dung:
Bài 1.
a. Trong từ điển, từ lộc có nghĩa là chồi lá non.
Từ lộc trong Lộc giắt đầy quanh lưng và Lộc trải dài nương mạ vừa có nghĩa thực là chồi non, lá non vừa có nghĩa ẩn dụ là may mắn, hạnh phúc. Như vậy, với cách sử dụng từ lộc, nhà thơ Thanh Hải đã diễn tả được: Người cầm súng như mang theo sức xuân trên đường hành quân, người ra đống như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Chính người cầm súng và người ra đổng đã làm nên mùa xuân hạnh phúc cho đất nước.
b Trong từ điển, từ đi có nghĩa là di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác
Từ đi trong Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước có nghĩa là tiến lên, phát triển. Với việc sử dụng từ đi, nhà thơ đã thể hiện được niềm tin vào bước tiến vững vàng của đất nước trong tương lai.
c. Trong từ điển, từ làm có nghĩa là dùng công sức vào những việc khác nhau, nhằm mục đích nhất định nào đó.
Từ làm trong Ta làm con chim hót/ Ta làm một cành hoa có nghĩa là hoá thành, biến thành. Nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện ước nguyện hóa thân thành con chim hót, thành một cành hoa... để dâng hiến cho cuộc đời, làm đẹp cho đời
…………………..
Nội dung video Thực hành tiếng việt: Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.