Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 2 Trở gió

Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 2 Trở gió. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 3: TRỞ GIÓ

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Trở gió.
  • Năng lực đọc hiểu, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Trở gió.
  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, em hãy suy nghĩ và trả lời cho cô câu hỏi: Em đã đến tỉnh nào của miền Tây Nam Bộ chưa? Em đã bao giờ nghe đến gió chướng?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Đọc văn bản

Em hãy đọc mục giới thiệu về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Giới thiệu về tác giả.

Sau đó, em hãy  xác định đề tài, tìm bố cục, thể loại, phương thức biểu đạt của bài thơ.

Video trình bày nội dung:

1. Tác giả

- Tên: Nguyễn Ngọc Tư

- Năm sinh: 1976

- Quê quán: Cà Mau

- Thể loại sáng tác: truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết.

- Phong cách nghệ thuật: trong sáng, mộc mạc, thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương.

- Tác phẩm tiêu biểu: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Không ai qua sông (2016), Biên sử nước (2020)…

2. Tác phẩm 

- Trích Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, (NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 1998)

- Bố cục:

- Thể loại: tạp bút

- Phương thức biểu đạt: tự sự

Nội dung 2: Khám phá văn bản

Theo em:

+ Âm thanh của gió được tác giả miêu tả thế nào? 

+ Tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để làm nổi bật “tính cách”, “tâm trạng”, “cảm xúc” của gió chướng?

Video trình bày nội dung:

Hình ảnh gió chướng

- Âm thanh: sẽ sàng từng giọt tinh thang, thoảng và e dè, mừng húm, hừng hực, dạt dào, cồn cào, nồng nhiệt…

- Nhà văn đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh kết hợp biện pháp tu từ nhân hóa để miêu tả gió chướng, làm cho gió chướng hiện lên sống động, giống như con người.

- Mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch thể hiện qua các chi tiết:

+ gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới.

+ liếp mía đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu.

+ vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng…

Khi gió chướng về, con người đón nhận rất nhiều niềm vui.

Nội dung 3: Tìm hiểu tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi’

Em hãy chỉ ra những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” của nhân vật “tôi” khi đón gió chướng về.

Video trình bày nội dung:

Tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi:

- Tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang”: chờ đợi gió về nhưng khi gió về lại buồn vì gió về có nghĩa là sắp hết năm, sắp già thêm một tuổi, mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được,...

- Nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi : gió chướng là gió Tết và cũng là mùa thu hoạch. Gió chướng đối với tác giả còn gợi nhắc đến quê hương, gắn liền với quê hương.

- Nỗi nhớ da diết của tác giả với gió chướng và cũng là nỗi nhớ quê hương mỗi khi đi xa “ai bán một mùa gió cho tôi”.

Nội dung 4: Tổng kết

Qua văn bản, em hãy rút ra nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản?

Video trình bày nội dung:

1. Nội dung: 

- Văn bản là những tình cảm, cảm xúc của tác giả khi mùa gió chướng về. Nỗi nhớ gió chướng cũng chính là nỗi nhớ quê hương da diết mỗi khi xa quê.

2.Nghệ thuật

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, mang màu sắc địa phương Nam Bộ.

- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa khiến gió chướng trở nên sống động, gần gũi.

………..

Nội dung video Văn bản 3: Trở gió còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác