Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 2 Đồng dao mùa xuân

Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 2 Đồng dao mùa xuân. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 1: ĐỒNG DAO MÙA XUÂN

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đồng dao mùa xuân.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đồng dao mùa xuân.
  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Ở tiểu học, các em đã được học bài thơ bốn chữ nào? Hãy kể tên một số bài thơ bốn chữ đã học và đọc một bài thơ mà em yêu thích.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Đọc văn bản

Các em dựa vào phần Đọc, hãy chia bố cục bài thơ.

Video trình bày nội dung:

Bố cục:

+ Phần 1 (Khổ 1): giới thiệu hình ảnh và xuất thân người lính.

+ Phần 2 (Khổ 2): thông báo về việc đất nước hòa bình nhưng người lính không về nữa.

+ Phần 3 (Các khổ còn lại): tái hiện lại những khoảnh khắc, khía cạnh trong tâm hồn người lính nơi chiến trận.

Nội dung 2: Khám phá văn bản

Các em hãy đọc phần Thông tin tác giả, tác phẩm trong SGK, tóm tắt những ý chính.

Video trình bày nội dung:

Tác giả

- Nguyễn Khoa Điềm

Năm sinh: 1943

Quê quán: Thừa Thiên – Huế.

- Phong cách sáng tác: Thơ ông thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết với nhiều suy tư sâu sắc.

Tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng

(1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986)...

3. Tác phẩm Đồng dao mùa xuân

Sáng tác: 1994

- Trích Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn

Tiểu sử tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

- Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Năm 1955: Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam.

Năm 1964: ông tốt nghiệp khoa Văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau đó, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ... cho đến năm 1975.

- Năm 1975: ông trở thành hội viên hội nhà văn 1975.

- Năm 1994 Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội, làm Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin.

Năm 1995: Ông được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.

Năm 1996: Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa

- Thông tin.

Năm 2001: Nguyễn Khoa Điềm trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương.

Sau Đại hội Đảng lần thứ X, ông về Huế và tiếp tục làm thơ.

Về phong cách sáng tác:

Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước...

Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Mỹ, thơ của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt Nam.

Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.

Nội dung 3: Tìm hiểu đặc điểm thể thơ

Bây giờ, cô sẽ chia các em thành 2 nhóm, mỗi nhóm đọc và hoàn thành các nhiệm vụ sau.

Video trình bày nội dung:

1. Tìm hiểu thể thơ bốn chữ

* Khổ thơ:

- Bài thơ gồm 9 khổ thơ, mỗi khổ có 4 dòng.

- Khổ 1 và khổ 2 có cấu tạo khác biệt với các khổ còn lại:

+ Khổ một: 3 dòng thơ, kể lại sự kiện người lính lên đường ra chiến trường, tạo nên một sự lửng lơ, khiến người đọc có tâm trạng chờ đợi được đọc câu chuyện tiếp theo về anh...

+ Khổ hai: 2 dòng thơ, kể về sự ra đi của người lính - diễn tả sự hi sinh bất ngờ, đột ngột giữa lúc tuổi xanh, thể hiện tâm trạng đau thương của nhà thơ, đồng thời gợi lên trong người đọc niềm tiếc thương sâu sắc.

* Số tiếng: 4 tiếng, ngắn gọn nhưng rất sắc nét, dứt khoát khắc họa hình ảnh người lính hi sinh vì Tổ quốc khi tuổi đời còn rất trẻ.

* Gieo vần: chủ yếu vần chân như lính - bình, lửa – nữa...

* Ngắt nhịp: 2/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 1/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.

………..

Nội dung video Văn bản 1: Đồng dao mùa xuân còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác