Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 2 Tập làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 2 Tập làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 2: VIẾT : TẬP LÀM MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- HS lựa chọn được để tài phù hợp.
- HS vận dụng những kiến thức về thể thơ để tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, cô mời cả lớp cùng thảo luận và thực hiện yêu cầu sau : Hãy đọc thuộc lòng bài thơ Đồng dao mùa xuân hoặc Gặp lá cơm nếp.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1 : Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài thơ bốn hoặc năm chữ
Để tìm hiểu về vấn đề này, cả lớp sẽ cùng thảo luận, trả lời câu hỏi sau : dựa vào các văn bản đã học Đồng dao mùa xuân, Gặp lá cơm nếp hãy nhắc lại các đặc điểm của thể thơ bốn chữ, năm chữ.
Video trình bày nội dung:
- Số dòng: Số lượng dòng trong mỗi bài không hạn chế. Bài thơ bốn chữ và năm chữ có thể chia khổ hoặc không.
- Cách gieo vần: vần thường được đặt cuối dòng, gọi là vần chân, vần có thể gieo liên tiếp (vần liền) hoặc cách quãng (vần cách), cũng có thể phối hợp nhiều kiểu gieo vần trong một bài thơ (vần hỗn hợp),...
- Ngắn nhịp: Thơ bốn chữ thường ngắt nhịp 2/2; thơ năm chữ thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. Tuy nhiên, nhịp thơ cũng có thể được ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.
Thơ bốn chữ và thơ năm chữ gần gũi với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện; hình ảnh thơ thường dung dị, gần gũi.
Nội dung 2: Thực hành viết theo các bước
Cô và cả lớp sẽ cùng làm việc, quan sát và các em hãy trả lời câu hỏi sau : Viết bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Video trình bày nội dung:
- GV hướng dẫn HS:
- Xác định đề tài và cảm xúc
GV có thể gợi ý HS chọn bất cứ đề tài nào mình yêu thích, phù hợp với lứa tuổi như nhà trường, gia đình, thiên nhiên, quê hương, đất nước,... và ghi lại cảm xúc về đối tượng được nói đến. Đó có thể là yêu mến, xúc động, lưu luyến, bâng khuâng, nhớ nhung, biết ơn, tự hào,...
- Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc
+ GV cần gợi ý các em tìm hình ảnh thuộc đề tài đó để thể hiện cảm xúc. Hãy chọn một hình ảnh để lại trong em ấn tượng sâu sắc hoặc xúc động nhất. Hình ảnh nên mới lạ, độc đáo để tránh sáo mòn.
Nội dung 3: Viết bài
………..
Nội dung video Bài 2: Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.