Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 2 Gặp lá cơm nếp
Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 2 Gặp lá cơm nếp. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN 2: GẶP LÁ CƠM NẾP
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Gặp lá cơm nếp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Gặp lá cơm nếp.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mày và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông).
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiêu tác giả, tác phẩm
Em hãy trình bày phần chuẩn bị ở nhà về tác giả, tác phẩm.
Video trình bày nội dung:
1. Tác giả
Tên: Thanh Thảo
- Năm sinh – năm mất: 1946
Quê quán: Quảng Ngãi
- Thể loại sáng tác: thơ, trường ca. Ngoài ra ông còn viết báo, tiểu luận phê bình.
- Tác phẩm tiêu biểu Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Khối vuông ru-bích (1985)...
Thanh Thảo (1946), tên khai sinh là Hồ Thành Công.
Quê quán: huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi.
- Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Thanh Thảo vào công tác ở chiến trường miền Nam.
Hiện ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi, phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam.
Thanh Thảo đã nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979, giải thưởng Ban Văn học Quốc phòng An ninh, Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải thưởng Nhà nước (đợt 1) về văn học nghệ thuật năm 2001 và Giải thưởng Văn học Đông Nam Á năm 2014.
- Những năm gần đây, Thanh Thảo vẫn tiếp tục làm thơ đồng thời viết báo, tiểu luận phê bình và nhiều thể loại khác nhưng đóng góp quan trọng và đặc sắc nhất của ông vẫn là thơ ca.
2. Tác phẩm
Trích Dấu chân qua tràng cỏ.
Nội dung 2: Đọc văn bản
Em hãy trình bày thể thơ và phương thức biểu đạt của bài thơ này?
Video trình bày nội dung:
- Thể thơ: 5 chữ.
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
Nội dung 3: Tìm hiểu đặc điểm thể thơ
Các em hãy thảo luận theo nhóm và so sánh bài thơ Gặp lá cơm nếp nêp và Đồng dao mùa xuân.
Video trình bày nội dung:
Đặc điểm thể thơ
- Số tiếng: 5 tiếng/dòng.
- Gieo vần: Chân.
- Ngắt nhịp: Linh hoạt, biến tấu trên nên nhịp ⅔.
- Chia khổ: 4 khổ, trong đó 1 khổ đặc biệt (khổ cuối).
Nội dung 4: Tìm hiểu hình ảnh người mẹ
Theo em, người bộc lộ cảm xúc và đối tượng cảm xúc của bài thơ là ai? Và người con nhớ về mẹ trong hoàn cảnh nào? Câu thơ nào nói lên điều ấy? Qua đó, em có nhận xét gì về người con?
Video trình bày nội dung:
Hình ảnh người mẹ
- Hoàn cảnh: Trên đường hành quân ra mặt trận, người con gặp lá cơm nếp, hương thơm của lá đã gợi anh nhớ đến hình ảnh người mẹ thân thương bên bếp lửa nấu xôi.
Người con có sự tinh tế trong cảm nhận thiên nhiên, thế giới tình cảm phong phú, xúc động khi nhớ về mẹ.
Hình ảnh người mẹ trong kí ức người con:
Để có bát xôi mùa gặt thơm mùi nếp mới là những chắt chiu dành dụm củan mẹ dành cho con. Gạo nếp được đồ lên cầu kì để được thơm ngon hơn. Mẹ nhặt từng chiếc lá về để đun nên việc nấu còn khó khăn gấp bội.
Nhận xét:
+ Mẹ là người tần tảo, chăm lo cuộc sống gia đình.
+ Mẹ rất yêu thương các con.
+ Mẹ rất giản dị, mộc mạc, chất phác.
………..
Nội dung video Văn bản 2: Gặp lá cơm nếp còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.