Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 4 Mùa xuân nho nhỏ

Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 4 Mùa xuân nho nhỏ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 1: MÙA XUÂN NHO NHỎ

Chào các em! Hãy tưởng tượng chúng ta đang đứng trước một cánh cửa dẫn đến một thế giới mới. Bài học hôm nay chính là chiếc chìa khóa để mở nó. Các em có muốn thử không?

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nhận xét, đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ.

  • Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc, sự rung động của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân, qua đó thấy được tình yêu đất nước, lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của đất nước mà nhà thơ Thanh Hải thể hiện qua toàn bộ cấu trúc hình tượng và ngôn từ của VB.

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Mùa xuân nho nhỏ…

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài mới, cô muốn nghe ý kiến của các em:

Em có ấn tượng gì về mùa xuân? Điều gì em thích nhất khi mùa xuân đến? Em có thể đọc một đoạn thơ mà em yêu thích viết về mùa xuân cho cô và cả lớp cùng nghe được không?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

I. TÌM HIỂU CHUNG

Nội dung 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và Khám phá Tri thức ngữ văn

- Các em hãy đọc phần “Giới thiệu bài học” và khái quát cho cô chủ đề “Giai điệu đất nước”. Sau đó, em hãy xác định thể loại được nêu trong đoạn văn.

- Các em hãy đọc phần “Tri thức ngữ văn” và trả lời cho cô câu hỏi sau: Khi đọc một bài thơ, em quan tâm đến những điều gì nhất?

Video trình bày nội dung:

* Giới thiệu bài học

- Chủ đề bài 4: các VB nhằm khẳng định tình yêu đất nước là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất, luôn hiện diện trong sâu thẳm trái tim mỗi chúng ta. Và tình yêu ấy đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho văn học, góp phần làm nên những tác phẩm văn học đặc sắc.

- Thể loại: thơ trữ tình

- Tình cảm, cảm xúc trong thơ:

+ Tình cảm chính là cội nguồn làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của thơ trữ tình. Gốc của thơ là tình cảm, nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời.

+ Cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời thuộc thế giới tình cảm riêng, nhưng lại có những điểm đồng điệu với cảm xúc chung của nhiều người. Người đọc có thể cảm nhận như nhà thơ đang nói hộ nỗi lòng mình.

- Hình ảnh trong thơ:

Hình ảnh là một yếu tố quan trọng trong thơ trữ tình, là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, tư tưởng. Hình ảnh trong thơ có nguồn gốc từ đời sống (con người, thiên nhiên…) nhưng luôn mang dấu ấn của sự hư cấu, tưởng tượng, in đậm tình cảm, cảm xúc chủ quan của nhà thơ.

- Nhịp thơ:

Nhịp thơ là phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật đặc thù của văn bản thơ. Người đọc có thể nhận biết nhịp thơ qua hệ thống những điểm ngắt, ngừng dược phân bố trên dòng thơ hoặc giữa các dòng thơ, theo sự chi phối của nội dung cảm xúc và quy định riêng của từng thể thơ

- Ngữ cảnh:

Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ trong đó một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng. Đó có thể là bối cảnh trong văn bản, gồm những đơn vị ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) đứng trước và sau một đơn vị ngôn ngữ (còn gọi là văn cảnh); hoặc là bối cảnh ngoài văn bản, gồm người nói, người nghe, địa điểm, thời gian,... mà một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng.

Nội dung 2: Đọc văn bản

Mỗi văn bản đều có những đặc điểm riêng, góp phần tạo nên sự hấp dẫn và độc đáo. Dựa trên phần đọc trước và tìm hiểu ở nhà, các em hãy xác định các yếu tố sau của bài thơ: hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, phương thức biểu đạt, và bố cục.

Video trình bày nội dung:

- Thể loại: thơ năm chữ

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả.

- Bố cục:

  • Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên.

  • Khổ 2 + 3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước.

  • Khổ 4 + 5 + 6: Khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.

Nội dung 3: Khám phá văn bản

Để hiểu sâu hơn về tác phẩm, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá các chi tiết quan trọng của văn bản. Cùng bắt đầu hành trình khám phá này để cảm nhận rõ hơn thông điệp của tác phẩm!

Các em dựa vào phần tìm hiểu ở nhà, hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả tác phẩm này nhé.

Bây giờ, cô (thầy) muốn các em thảo luận theo cặp đôi. Hãy đọc kỹ khổ thơ đầu tiên và cùng trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập sau:

  • Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào?

  • Các em nhận xét như thế nào về màu sắc và âm thanh trong bức tranh mùa xuân này?

  • Theo ý kiến của các em, vì sao tác giả lại không cụ thể hóa tên gọi của loài hoa, bông hoa ấy, hay dòng sông kia?

Video trình bày nội dung:

* Tác giả:

- Tên: Thanh Hải, tên thật Phạm Bá Ngoãn

- Năm sinh – năm mất: 1930 - 1980

- Quê quán: Phong Điền – Thừa Thiên - Huế

- Đề tài: tình yêu quê hương, khát vọng thống nhất đất nước.

- Phong cách sáng tác: giọng điệu mộc mạc, chân thành và hình thức giản dị, giàu tính dân tộc.

* Tác phẩm:

- Xuất xứ: tháng 11/1980, khi nhà thơ nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, một lời gửi gắm thiết tha của nhà thơ để lại với đời khi đi xa.

→ Hiểu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ người đọc càng hiểu và trân trọng tưởng, tình cảm của nhà thơ.

* Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên:

- Tín hiệu mùa xuân:

+ Hình ảnh:  Dòng sông xanh, hoa tím biếc

+ Màu sắc: Tinh tế, hài hoà, tràn đầy sức sống

+ Âm thanh: Chim chiền chiện hót => vang vọng, vui tươi, trong trẻo, thiết tha, sôi nổi.

=> Hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống.

…………………………

Nội dung video Văn bản 1: Mùa xuân nho nhỏ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác