Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 4 Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 4 Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI HOẶC SỰ VẬT
Chào các em! Hãy bắt đầu buổi học bằng một nụ cười thật tươi và sẵn sàng khám phá những điều tuyệt vời đang chờ đón chúng ta nhé!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Biết cách viết một bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc, trình bày được cảm xúc, suy nghĩ về một co người hoặc sự việc để lại cho mình ấn tượng sâu sắc.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành bài văn về biểu cảm về con người hoặc sự việc.
- Năng lực tiếp thu tri thức, nắm được các yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Để bắt đầu buổi học hôm nay thật hào hứng, cô sẽ đặt ra một câu hỏi cho cả lớp:
Trong cuộc sống, có những con người, những sự việc nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc không thể quên? Hãy chia sẻ với cả lớp cảm nghĩ về con người hoặc sự việc đó.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
Trước hết, chúng ta sẽ cùng khám phá nội dung 1 để hiểu rõ hơn về các yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. Để viết một bài văn biểu cảm thành công, các em cần chú ý đến một số yêu cầu quan trọng.
Vậy theo em, bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Video trình bày nội dung:
Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:
- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè ở trường…sự việc mà em được chứng kiến hoặc nghe kể) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó (yêu mến, kính trọng, xúc động, bâng khuâng,...).
- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến con người hoặc sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em (Người đó có đặc điểm nổi bật nào về ngoại hình, tính cách? Sự việc đó diễn ra trong không gian, thời gian nào? Những ai tham gia sự việc và họ đã làm gì?).
- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với con người hoặc sự việc được nói đến (yêu mến, kính trọng, biết ơn đối với người đó; xúc động, không thể nào quên,... đối với sự việc đó).
- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc (những biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá; từ láy tượng hình, tượng thanh; câu cảm thán;...).
Nội dung 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
Hãy dành một chút thời gian để đọc bài viết tham khảo này. Chúng ta sẽ cùng thảo luận về các lập luận và cách mà tác giả xây dựng ý tưởng trong văn bản qua các câu hỏi sau đây:
+ Bài văn có bố cục mấy phần?
+ Đối tượng biểu cảm trong bài văn là ai?
+ Tác giả bày tỏ tình cảm ấn tượng ban đầu như thế nào về đối tượng?
+ Bài văn đã nêu những đặc điểm nổi bật nào về đối tượng?
+ Người viết đã bộc lộ tình cảm, suy nghĩ như thế nào về đối tượng?
Video trình bày nội dung:
- Bài văn có bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Đối tượng biểu cảm: bà Nguyễn Thị Nhung ở quận Đống Đa, Hà Nội
- Tình cảm, ấn tượng ban đầu về đối tượng: xúc động trước nhân cách cao đẹp, hết lòng làm thiện nguyện.
- Những đặc điểm nổi bật về đối tượng được người viết nhắc đến:
+ Tuổi tác
+ Hoàn cảnh sống: bán hàng ở chợ, điều kiện không dư dả gì.
+ Công việc: bà nhận cưu mang, nuôi dưỡng và dạy dỗ những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Bà tham gia các hoạt động thiện nguyện khác (trao quà cho người dân vùng núi; giúp các bệnh nhân nghèo bất hạnh ở Hà Nội)
- Tình cảm của người viết: cảm phục, kính trọng, gần gũi, ấm áp.
Nội dung 3: Thực hành viết theo các bước
Để bài viết của các em thật sự mang cảm xúc và ý nghĩa, trước hết, các em cần chọn một đề tài mà mình thật sự yêu thích và muốn thể hiện cảm xúc. Các em có thể lựa chọn viết về những người thân trong gia đình như ông bà, cha mẹ, hoặc anh chị em. Hoặc các em cũng có thể viết về những người bạn thân, hàng xóm, thầy cô giáo hay những kỷ niệm đặc biệt với họ. Hãy chọn một đối tượng mà các em cảm thấy gần gũi và có nhiều điều để chia sẻ.
Tiếp theo, để giúp các em tìm ý cho bài viết, cô sẽ phát cho mỗi nhóm một phiếu tìm ý. Trong phiếu này, các em hãy ghi lại những cảm xúc, kỷ niệm, và những điều đặc biệt mà mình muốn diễn đạt về đối tượng mình đã chọn.
Bây giờ, các em hãy bắt đầu lựa chọn đề tài và tìm ý cho bài viết của mình nhé!
Video trình bày nội dung:
a. Trước khi viết
- Lựa chọn đối tượng biểu cảm.
- Tìm ý
- Lập dàn ý:
+ Mở bài:
Giới thiệu người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ
Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người hoặc sự việc đó.
+ Thân bài:
Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc.
Nêu ấn tượng về người hoặc sự việc đó.
+ Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người hoặc sự việc được nói tới.
………..
Nội dung video Viết: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự vật còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.