Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 4 Thực hành tiếng việt trang 95

Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 4 Thực hành tiếng việt trang 95. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NGHĨA CỦA TỪ NGỮ, DẤU CÂU, BIỆN PHÁP TU TỪ

Xin chào tất cả các em! Cô rất mong chờ được cùng các em tìm hiểu về Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của từ ngữ. Các em đã chuẩn bị tinh thần chưa?

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  •  Củng cố kiến thức về nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh, dấu câu, biện pháp tu từ đã học và vận dụng được trong giao tiếp.

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.

  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập xác định nghĩa của từ ngữ, dấu câu, biện pháp tu từ.

  • Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bắt đầu vào bài mới, cô tiến hành kiểm tra bài cũ:

Các em hãy cho cô biết Ngữ cảnh là gì? Nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

I. TÌM HIỂU CHUNG

Nội dung 1: Củng cố kiến thức đã học

Bây giờ, cô sẽ chia lớp thành 6 nhóm. Các em sẽ có 5 phút để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

+ Nhóm 1 và Nhóm 3: Hãy nhắc lại nghĩa của một số từ trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" như "lộc", "giọt",... Sau đó, so sánh nghĩa của những từ này trong từ điển và trong bài thơ.

+ Nhóm 2 và Nhóm 5: Cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép. Mỗi loại dấu câu hãy đưa ra một ví dụ cụ thể.

+ Nhóm 4 và Nhóm 6: Nhắc lại dấu hiệu nhận biết và tác dụng của các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ và điệp ngữ.

Hãy làm việc tích cực nhé, cô sẽ hỗ trợ các em!"

Video trình bày nội dung:

1. Nghĩa của từ ngữ

a. Từ “lộc”

+ Trong từ điển, từ lộc có nghĩa là chồi lá non.

+ Từ lộc trong Lộc giắt đầy quanh lưng và Lộc trải dài nương mạ vừa có nghĩa thực là chồi non, lá non vừa có nghĩa ẩn dụ là may mắn, hạnh phúc. Như vậy, với cách sử dụng từ lộc, nhà thơ Thanh Hải đã diễn tả được: Người cầm súng như mang theo sức xuân trên đường hành quân, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Chính người cầm súng và người ra đồng đã làm nên mùa xuân hạnh phúc cho đất nước.

b. Từ “giọt”

- Theo định nghĩa trong từ điển, nghĩa của từ giọt trong giọt mưa, giọt nước, giọt sương là chỉ lượng rất nhỏ chất lỏng, có dạng hạt.

- Trong trường hợp này, dựa trên ngữ cảnh (giọt long lanh) có thể hiểu là giọt âm thanh - tiếng chim hót. Nhưng vì chỉ có từ long lanh - chỉ tính chất sáng, đẹp của giọt mà không có từ chỉ sự vật cụ thể như mưa, sương, nước hay tiếng chim nên có thể gợi liên tưởng đến giọt mùa xuân - sức sống của mùa xuân đang dâng tràn, dào dạt.

2. Dấu câu

- Dấu ngoặc đơn: có công dụng dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung)

- Dấu ngoặc kép:

  • Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.

  • Dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

  • Dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.

BPTT

Khái niệm

Phân loại

So sánh

Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có hai kiểu so sánh:

- So sánh ngang bằng

- So sánh không ngang bằng

Nhân hóa

Là gọi tả con vật, cây cối, đồ vật … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người; biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Có ba kiểu nhân hóa:

- Dùng từ ngữ vốn gọi con người để gọi vật

- Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

- Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

Ẩn dụ

Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Bốn kiểu ẩn dụ:

- Ẩn dụ hình thức

- Ẩn dụ cách thức

- Ẩn dụ phẩm chất

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Hoán dụ

Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

- Lấy bộ phận để gọi toàn thể

- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Điệp ngữ

Là lặp đi, lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh

Điệp ngữ có nhiều dạng:

- Điệp ngữ cách quãng

- Điệp ngữ nối tiếp

- Điệp ngữ vòng (ĐN chuyển tiếp)

…………………..

Nội dung video Thực hành tiếng việt: Nghĩa của từ ngữ, dấu câu, biện pháp tu từ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác