Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 2 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Video giảng Ngữ văn 7 kết nối bài 2 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ HOẶC NĂM CHỮ
Chào các em! Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá một bài học rất thú vị và bổ ích. Các em đã sẵn sàng chưa?
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi đi vào bài học, cô muốn hỏi các em một câu hỏi nho nhỏ: Em có thể nhắc lại giúp cô xem khi viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ, chúng ta cần lưu ý những điều gì về hình thức và nội dung không?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
Chúng ta bắt đầu với nội dung đầu tiên - tìm hiểu các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, đây sẽ là nền tảng quan trọng cho những phần tiếp theo.
Theo em, một đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ cần có những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
Video trình bày nội dung:
Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
* Nội dung:
- Giới thiệu được tên bài thơ và tác giả bài thơ. Nêu được cảm xúc chung về bài thơ.
- Nêu được ấn tượng, cảm xúc về những nét nghệ thuật độc đáo, đặc biệt chú ý đến tác dụng của thể thơ bốn chữ, năm chữ trong việc góp phần tạo nên nét riêng, giá trị của bài thơ. Từ đó, nêu được những cảm nghĩ về nội dung của bài thơ.
* Hình thức:
- Trình bày đúng hình thức đoạn văn: Chữ đầu lùi đầu dòng và viết hoa, kết thúc đoạn ở chỗ xuống dòng. Các câu trong đoạn có sự liên kết cả về nội dung và hình thức.
Nội dung 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
Để hiểu rõ hơn về bài học mà chúng ta đang thảo luận, cô muốn các bạn đọc bài viết tham khảo này. Sau đó, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích những nội dung quan trọng trong bài bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:
+ Câu văn, từ ngữ nào giới thiệu bài thơ và tác giả?
+ Người viết đã nêu ấn tượng, cảm xúc chung về nét đặc sắc nào của bài thơ?
+ Đoạn văn đã diễn tả cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ chưa? Người viết đã chú ý đến tác dụng của thể thơ trong việc tạo nên giá trị đặc sắc của bài thơ ra sao?
+ Câu cuối đoạn có nội dung gì?
Video trình bày nội dung:
- Câu văn đầu tiên đã giới thiệu tên bài thơ, tác giả.
- Người viết đã nêu ấn tượng, cảm xúc chung về nét đặc sắc nội dung của bài thơ: Tác phẩm thể hiện tình cảm tiếc thương, trân trọng, lòng biết ơn… với những con người đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước.
- Đoạn văn đã diễn tả cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
+ Nội dung: Phân tích các câu thơ đặc sắc
+ Nghệ thuật: nhan đề, nhịp điệu thể thơ bốn chữ, biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nói giảm nói tránh.
- Câu cuối khái quát cảm xúc về bài thơ.
Nội dung 3: Thực hành viết theo các bước
Chúng ta cùng đến với nội dung thực hành thôi nào! Nhiệm vụ của các em là viết bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
Video trình bày nội dung:
- Xác định mục đích viết và người đọc.
- Lựa chọn bài thơ
- Tìm ý
- Lập dàn ý:
+ Mở đoạn: giới thiệu bài thơ và tác giả; Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về nét độc đáo, có ý nghĩa nhất của bài thơ,
+ Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ (số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần, nhịp, hình ảnh, biện pháp tu từ, tình cảm, cảm xúc, thông điệp của tác giả).
+ Kết đoạn: khái quát lại ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.
………..
Nội dung video Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.