Soạn giáo án buổi 2 Toán 6 CTST bài: Số đo góc. Các góc đặc biệt

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Toán 6 bài: Số đo góc. Các góc đặc biệt sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 7: SỐ ĐO GÓC.  CÁC GÓC ĐẶC BIỆT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Ôn tập, củng cố các kiến thức về góc và số đo góc thông qua luyện tập các phiếu bài tập.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ, củng cố lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Năng lực tư duy, sáng tạo: Vận dụng kiến thức giải các bài toán thực tế.

  1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học:

+ Nhận biết được khái niệm số đo góc; nhận biết được các góc đặc biệt (góc vuông, góc nhọn, góc tù).

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học:

+ Biết đo một góc bằng thước đo góc.

+ Kiểm tra được góc vuông, góc nhọn, góc tù bằng thước đo góc hoặc ê ke.

  1. Về phẩm chất:

- Bồi dưỡng hứng thú, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo.

- Cẩn thận, chính xác, linh hoạt trong vẽ hình và giải toán.

- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh:

+ Ôn tập lại kiến thức đã học trên lớp.

+ Sgk, Sbt, Vở nháp, bút, thước, đồ dùng học tập cá nhân.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi củng cố
  4. c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV dẫn dắt đặt câu hỏi: Em hãy nêu một số tình huống thực tiễn cần sử dụng đến số đo góc và hình ảnh các góc vuông, góc nhọn, góc tù em nhìn thấy xung quanh cuộc sống.

- Sau khi trả lời xong, GV dẫn dắt HS vào buổi học, củng cố kiến thức.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT
  3. a. Mục tiêu: HS nhớ và củng cố các kiến thức về góc ( khái niệm góc, điểm nằm trong góc, số đo góc, so sánh các góc, các góc đặc biệt) và vận dụng hoàn thành các dạng bài tập trong phiếu bài tập.
  4. b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
  5. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  6. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt lần lượt các câu hỏi cho HS nhớ và củng cố lại kiến thức:

+  Trình bày lại về số đo góc.

+ Trình bày khái niệm các góc đặc biệt:

·        Góc vuông

·        Góc nhọn

·        Góc tù.

·        Góc bẹt.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức.

* Báo cáo kết quả: Với mỗi câu hỏi, 1 HS giơ tay trình bày kết quả.

* Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

1. Cách đo góc. Số đo của góc.

a) Cách đo góc xOy:

 Bước 1: Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh của góc. Vạch 0 của thước nằm trên cạnh Ox.

Bước 2: Xác định xem cạnh Oy đi qua vạch chia độ nào thì đó chính là số đo của góc.

b) Số đo góc

- Mỗi góc một số đo dương.

- Dụng cụ đo: thước đo góc.

* Nhận xét: Mỗi góc là một số đo. Số đo của góc bẹt là 180o. Số đo của mỗi góc không vượt quá 180o.

+ Nếu số đo của góc xOy là n0 thì ta kí hiệu  = n0 hoặc  = n0

3. So sánh hai góc:

- Nếu hai góc A và B có số đo góc bằng nhau thì hai góc đó bằng nhau. Ta viết: .

- Nếu số đo góc A nhỏ hơn (hoặc lớn hơn) số đo góc B  thì góc A nhỏ hơn (hoặc lớn hơn) góc B. Ta viết:  (hoặc ).

4. Các góc đặc biệt

- Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90°.

- Góc vuông là góc có số đo bằng 90°.

- Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180°.

 

- Góc bẹt là góc có số đo bằng 180°.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. a. Mục tiêu: Dựa vào kiến thức đã học, HS vận dụng vào giải toán thông qua các phiếu học tập.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
  4. c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
  5. d. Tổ chức thực hiện:

* Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu BT, hướng dẫn HS phương pháp giải, HS suy nghĩ và hoàn thành vào vở.

 

Dạng 1: Đo góc và so sánh các góc

* Phương pháp giải:

-  Để thực hiện đo góc, ta tiến hành theo các bước như lý thuyết.

- Để so sánh các góc cho trước, ta làm theo hai bước sau:

+ Đo các góc cần so sánh.

+ So sánh số đo các góc và kết luận bài toán: góc nào có số đo lớn hơn thì góc đó lớn hơn.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Bài 1. Nhìn hình vẽ dưới đây, đọc số đo của các góc xOy, xOz và tOz.

- Hãy so sánh các xOy và xOz.

- Hãy so sánh các góc xOz và tOz.

- Sắp xếp các góc theo thứ tự tăng dần.

Bài 2. Đo và so sánh các góc BAC, ABC và ACB ở hình vẽ dưới đây:

Bài 3.

Cho các góc với số đo như sau:

 , , , , ,

Sắp xếp các góc đã cho theo thứ tự tăng dần của số đo góc.

Bài 4. So sánh số đo các góc trong hình vẽ sau với 90o.

Bài 5. Hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau tại O và . Hãy đo và cho biết số đo của các góc ,  và .

Bài 6. Cho bốn điểm A, B, C, D không có bộ ba điểm nào thẳng hàng. Vẽ bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, AD. Hãy đo số đo các góc DAB, ABC, BCD, CDA, so sánh các góc rồi tính tổng của chúng.

- HS tự hoàn thành bài cá nhân và hoạt động cặp đôi, đối chiếu đáp án và sửa cho nhau

- GV mời một số HS trình bày bảng chữa sau đó chốt đáp án.

Gợi ý đáp án:

Bài 1.

 = 105o;  = 150o;  = 30o

 

Bài 2.

Đo góc  được

Đo góc  được

Đo góc  được

Vậy ; ; .

Bài 3.  , , , , ,

Thứ tự các góc có số đo tăng dần là:

Bài 4.

C1: Dùng ê ke.

Từ đó ta thấy:  > 90o,  = 90o,  < 90o

C2: Dùng thước đo góc.

Dùng thước đo góc để đo số đo các góc.

Từ đó suy ra:  > 90o,  = 90o,  < 90o.

Bài 5.

Bài 6.

GV hướng dẫn HS thực hiện vẽ, đo, so sánh và tính các góc.

 

 

* Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu BT, hướng dẫn HS phương pháp giải, HS suy nghĩ và hoàn thành vào vở.

 

Dạng 2: Nhận biết và xác định các góc đặc biệt: góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.

* Phương pháp giải:

- Cách xác định góc đặc biệt: Dựa vào số đo của các góc đặc biệt để xác định:

+ Góc vuông: số đo góc bằng 90o.

+ Góc nhọn: 0o < số đo góc < 90o.

+ Góc bẹt: số đo góc bằng 180o

+ Góc tù: 90o < số đo góc < 180o

Nếu các góc đặc biệt chưa có số đo, ta có thể ước lượng bằng mắt ( có thể không chính xác tuyệt đối), dùng ê ke kiểm tra, hoặc dùng thước đo góc để đo số đo các góc một cách chính xác.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

Bài 1. Cho các góc như sau:

 , , , , , .

Trong các góc đó, em hãy kể tên các góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.

Bài 2. Hãy cho biết mấy câu sau đây đúng hay sai?

a) Góc có số đo 37o là góc nhọn.

b) Góc có số đo 73o là góc tù.

c) Góc có số đo 180o là góc bẹt.

d) Một góc không phải là góc nhọn thì sẽ là góc tù.

e) Góc lớn hơn góc vuông là góc tù.

Bài 3. Cho các góc như hình vẽ sau:

a) Ước lượng bằng mắt xem góc nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.

b) Dùng ê ke kiểm tra lại kết quả của câu a.

c) Dùng thước đo để tìm số đo mỗi góc.

Bài 4. Đo các góc MNP, NPQ, PQM và QMN ở hình vẽ dưới đây:

Em hãy cho biết trong các góc đó, góc nào là góc nhọn, góc vuông, góc tù?

Bài 5. Cho hình vẽ sau:

Đo các góc BAD, BCD, ADB, DBC và cho biết góc nào là góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt. Em hãy sắp xếp các góc đó theo thứ tự giảm dần.

- HS tự hoàn thành bài cá nhân và hoạt động cặp đôi, đối chiếu đáp án và sửa cho nhau

- GV mời một số HS trình bày bảng chữa sau đó chốt đáp án.

Gợi ý đáp án:

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

Bài 1.  , , , , , .

- Các góc nhọn: ,

- Góc vuông:

- Góc tù:,

- Góc bẹt:

Bài 2.

a) Góc có số đo 37o là góc nhọn. Đúng

b) Góc có số đo 73o là góc tù. Sai

c) Góc có số đo 180o là góc bẹt. Đúng

d) Một góc không phải là góc nhọn thì sẽ là góc tù. Sai

e) Góc lớn hơn góc vuông là góc tù. Sai

Bài 3. Cho các góc như hình vẽ sau:

a) Góc vuông: góc (6) ;

Góc nhọn:  góc (1), góc (4) ;

Góc tù: góc (3), góc (5);

Góc bẹt: góc (2)

b) Dùng ê ke kiểm tra lại kết quả của câu a:

GV hướng dẫn và lưu ý HS cách đặt ê ke đúng để ra kết quả chính xác

c) Dùng thước đo để tìm số đo mỗi góc:

HS thực hiện tự đo và ghi số đo các góc.

Bài 4. Đo các góc MNP, NPQ, PQM và QMN

- HS thực hiện đo góc theo cá nhân, sua đó hoạt động cặp đôi đối chiếu kết quả.

Bài 5. Cho hình vẽ sau:

- HS tự thực hiện và đối chiếu kết quả với các bạn.

 

* Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu BT, hướng dẫn HS phương pháp giải, HS suy nghĩ, thảo luận theo nhóm và hoàn thành phiếu BT.

 

Dạng 3: Tính góc giữa hai kim đồng hồ

* Phương pháp giải:

Để tính góc giữa hai kim đồng hồ, ta thực hiện theo hai bước sau:

Bước 1: Xác định vị trí của hai kim đồng hồ

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3

Bài 1.

a) Tính số đo góc giữa hai kim đồng hồ lúc 6 giờ, 9 giờ, 12 giờ.

b) Tính số đo góc giữa hai kim đồng hồ lúc 10 giờ, 1 giờ, 8 giờ.

Bài 2. Tìm số đo góc giữa hai kim đồng hồ lúc 3 giờ, 5 giờ, 7 giờ.

Bài 3. Hỏi lúc mấy giờ thì kim phút và kim giờ của đồng hồ tạo thành góc 0o, 30o, 150o.

Bài 4. Hỏi  lúc mấy giờ đúng thì kim phút và kim giờ của đồng hồ tạo thành góc 90o, 60o, 180o.

- HS tự hoàn thành bài cá nhân và hoạt động cặp đôi, đối chiếu đáp án và sửa cho nhau

- GV mời một số HS trình bày bảng chữa sau đó chốt đáp án.

Gợi ý đáp án:

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3

Bài 1.

a) Số đo của góc giữa hai kim đồng hồ lúc 6 giờ là 180o, lúc 9 giờ là 90o, lúc 12 giờ là 0o.

b) Số đo của góc giữa hai kim đồng hồ lúc 10 giờ là 60o, lúc 1 giờ là 30o, lúc 8 giờ là 120o

Bài 2.

Số đo của góc giữa hai kim đồng hồ lúc 3 giờ là 90o, lúc 5 giờ là 120o, lúc 7 giờ là 120o.

Bài 3.

- Lúc 12 giờ đúng thì kim phút và kim giờ của đồng hồ tạo thành góc 0o.

- Lúc 1 giờ hoặc 11 giờ thì kin phút và kim giờ tạo thành góc 30o.

- Lúc 12 giờ đúng thì kim phút và kim giờ của đồng hồ tạo thành góc 0o.

Bài 4.

HS tự hoàn thành theo cá nhân hoặc cặp đôi


=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Toán 6 CTST

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Toán 6 chân trời bài: Số đo góc. Các góc đặc biệt, GA word buổi 2 Toán 6 ctst bài: Số đo góc. Các góc đặc biệt, giáo án buổi 2 Toán 6 chân trời sáng tạo bài: Số đo góc. Các góc đặc biệt

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác