Soạn giáo án buổi 2 Toán 6 CTST bài 1: Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Toán 6 bài 1: Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHƯƠNG II. SỐ NGUYÊN
CHUYÊN ĐỀ. TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
BÀI 1. SỐ NGUYÊN ÂM VÀ TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
- MỤC TIÊU
- Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức về số nguyên âm và tập hợp các số nguyên thông qua luyện tập các phiếu học tập.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực tư duy, sáng tạo: Vận dụng kiến thức giải các bài toán thực tế.
- Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: HS biết phương pháp đọc, nhận biết số nguyên âm, biểu diễn số nguyên âm trên trục số; Tìm được số đối của số nguyên cho trước.
- Năng lực giao tiếp và giải quyết vấn đề toán học: So sánh hai hay nhiều số nguyên. Viết, biểu diễn tập hợp số nguyên thỏa mãn điều kiện cho trước.
3.Về phẩm chất:
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, yêu thích môn toán.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Vở, nháp, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
- b) Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi
- c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt câu hỏi: Trong cuộc sống, có những trường hợp nào chúng ta sử dụng tới số nguyên âm?
- HS xung phong trả lời, GV nhận xét, dần dắt HS ôn tập bài: Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT
- a. Mục tiêu: HS nhắc và nắm rõ phần lý thuyết. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
- b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
*Chuyển giao nhiệm vụ - GV gọi HS đứng dậy, đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết: + HS1: Thế nào là số nguyên âm, cách đọc số nguyên âm? + HS2: Tập hợp số nguyên bao gồm những số nào? + HS3: Hãy nhắc lại cách biểu diễn số nguyên trên trục số? + HS4: Số đối của một số nguyên là gì? * Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi. * Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày yêu cầu của GV đưa ra. * Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. |
1. Số nguyên âm - Số nguyên âm được ghi như sau: -1; -2; -3… và được đọc là: âm một, âm hai, âm ba, … hoặc: trừ một; trừ hai; trừ ba;… 2. Tập hợp số nguyên Tập hợp gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương được gọi là tập hợp số nguyên. 3. Biểu diễn số nguyên trên trục số + Trên trục số nằm ngang, điểm biểu diễn số nguyên âm nằm bên trái điểm 0, điểm biểu diễn số nguyên dương nằm bên phải điểm 0. + Trên trục số thẳng đứng, điểm biểu diễn số nguyên âm nằm phía dưới điểm 0, điểm biểu diễn số nguyên dương nằm phía trên điểm 0. 4. Số đối của một số nguyên Hai số nguyên trên trục số nằm ở hai phía của điểm 0 và cách đều điểm 0 được gọi là hai số đối nhau. |
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập thường gặp về số nguyên âm thông qua các phiếu bài tập.
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
- c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
- d. Tổ chức thực hiện:
*Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp nhận diện, đọc, viết số nguyên cho học sinh thảo luận, tìm ra câu trả lời đúng.
Dạng 1. Nhận diện, đọc, viết số nguyên âm Phương pháp giải: · Khi viết: Số nguyên âm có dấu “-“ đứng trước các số tự nhiên · Khi đọc: Thường đi kèm từ “âm” hoặc “trừ”. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Bài 1. a. Viết các số sau : âm ba mươi hai, trừ năm mươi tư, âm một nghìn không trăm chín mươi hai, trừ mười ba nghìn bốn trăm năm mươi sáu. b. Tìm các số nguyên âm trong các số sau: -3, -7, 51, 12, 0, -45, -765 Bài 2. a. Đọc các số nguyên âm sau: -2, -43, -912, -5126 b. Tìm các số không phải số nguyên âm trong các số sau: -2131, -12, 11, -11, 107, 75, -1435. Bài 3. Viết số nguyên âm biểu thị mỗi tình huống sau: a. Công ty xuất nhập khẩu gỗ của bác Minh nợ ngân hàng 200 000 000 đồng. b. Bà Lâm kinh doanh bị lỗ 700 000 đồng. c. Rãnh Mariana thuộc Thái Bình Dương sâu 10 925 m Bài 4. Sử dụng số nguyên âm biểu thị mỗi độ cao sau: a. Hồ Baikal (Liên bang Nga) được xem là hồ nước ngọt sau nhất và cổ nhất Trái Đất. Hồ Baikal chứa khoảng 22% lượng nước ngọt trên thế giới. Nơi sâu nhất của hồ lên đến 1642 m; b. Hồ Great Slave (tây bắc Canada) là hồ sau nhất khu vực Bắc Mỹ, với độ sâu tối đa lên đến 614 m. c. Hồ Victoria là hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi và lớn thứ hai thế giới, với độ sâu trung bình của hồ khoảng 40 m. GỢI Ý ĐÁP ÁN: Bài 1. a. · âm ba mươi hai : -32 · trừ năm mươi tư : -54 · âm một nghìn không trăm chín mươi hai : -1092 · trừ mười ba nghìn bốn trăm năm mươi sáu : -13456 b. Các số nguyên âm là: -3, -7, -45, -765 Bài 2. a. · -2 : âm hai · -43 : âm bốn mươi ba · -912 : trừ chín trăm mười hai · - 5126 : trừ năm nghìn một trăm hai mươi sáu b. Các số không phải số nguyên âm: 11, 107, 75 Bài 3. Đáp án: a. -200 000 000 đồng b. - 700 000 đồng c. - 10925 m Bài 4: a. Độ cao của nơi sâu nhất hồ Baikal là - 1642 m b. Độ cao của nơi sâu nhất hồ Great Slave là - 614 m c. Độ cao trung bình của đáy hồ Victoria là - 40 m |
*Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh thảo luận, tìm ra câu trả lời đúng về cách tìm số nguyên âm nhỏ nhất, số nguyên âm lớn nhất.
Dạng 2. Biểu diễn số nguyên trên trục số Phương pháp giải: · Với trụ số nằm ngang: Chiều từ trái sang phải là chiều dương, với hai điểm a, b trên trục số, nếu điểm a nằm trước điểm b thì a nhỏ hơn b. · Với trục số thẳng đứng: Chiều từ dưới lên trên là chiều dương, với hai điểm a, b trên trục số, nếu điểm a nằm trước điểm b thì a nhỏ hơn b. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Bài 1. Trên trục số, mỗi điểm sau cách gốc 0 bao nhiêu đơn vị? a. Điểm 3 b. Điểm - 5 c. Điểm 11 d. Điểm -9 Bài 2. Vẽ trên trục số và biểu diễn các số nguyên sau trên trục số: 2; -2; 4; -5; 5. Bài 3. Điền số nguyên thích hợp vào trong các ô trống: Bài 4. Khoanh tròn vào đáp án đúng a. Điểm gốc trong trục số là điểm nào? A. Điểm 0 B. Điểm 1 C. Điểm 2 D. Điểm - 1 b. Điểm -4 cách điểm 4 bao nhiêu đơn vị? A. 7 B. 8 C. 6 D. 9 c. Những điểm cách điểm 2 ba đơn vị là? A. -1 B. 5 C. – 1 và 5 D. 1 và 5 d. Chiều từ trái sang phải trong trục số được gọi là: A. Chiều âm B. Chiều dương C. Chiều thuận D. Chiều nghịch GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1. a. 3 đơn vị b. 5 đơn vị c. 11 đơn vị d. 9 đơn vị Bài 2. Bài 3. Các số lần lượt từ trái sang phải: -3; 0; 3; 7 Bài 4: Đáp án đúng
|
*Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh thảo luận, tìm ra câu trả lời đúng về xác định số đối của một số.
Dạng 3. Xác định số đối của một số Phương pháp giải: · Số đối của số nguyên a là số - 2 và ngược lại · Số đối của số 0 là số 0 PHIẾU BÀI TẬP 3 GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm hoàn thành bài tập được giao: + Nhóm 1: -4; -19; 25; 4; 8; -12 + Nhóm 2: -7; 9; -17; 18; -6; -24 + Nhóm 3: -14; 7; -86; 15; 3; 15 + Nhóm 4: 11; -4; 8; -13; 60; 32 |
*Nhiệm vụ 4: GV phát phiếu bài tập số 4. GV cho học sinh trao đổi, thảo luận hoàn thành các bài tập trắc nghiệm nhanh
PHIẾU TRẮC NGHIỆM NHANH Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng Câu 1: Số nào sau đây không phải là số nguyên âm A. 0 B. - 50 C. - 150 D. - 24 Câu 2: Số nguyên âm nào sau đây lớn nhất: A. - 514. B. - 524 C. -534 D. -504 Câu 3: Số nguyên âm nào sau đây nhỏ nhất: A. -75 B. -99 C. -85 D. -96 Câu 4: Cách đọc số -4 nào sau đây là đúng: A. gạch ngang bốn B. Bốn trừ C. Âm bốn D. Dương bốn Quan sát bảng sau và trả lời câu hỏi 5, 6, 7 Bản tin dự báo thời tiết dưới đây cho biết nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Kinh trong các ngày từ 16/02/2020 đến 22/02/2020:
Câu 5: Ngày Bắc Kinh có nhiệt độ thấp nhất là: A. Ngày 16, 17 và 22 B. Ngày 16, 17 và 18 C. Ngày 19, 20 và 21 D. Ngày 18, 19 và 20 Câu 6. Ngày nhiệt độ cao nhất ở Bắc Kinh là ngày: A. ngày 17/ 2 B. ngày 18/ 2 C. ngày 19/ 2 D. ngày 20/ 2 Câu 7. Nhiệt độ Bắc Kinh ngày 19/02 là: A. -5∘C B. -4∘C C. -2∘C D. -1∘C Câu 8. Thành Cổ Loa là tòa thành cổ nhất Việt Nam được vua An Dương Vương xây dựng từ thế kỉ III trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Vậy thành Cổ Loa được xây dựng khoảng: A. -30 năm B. – 35 năm C. -300 năm D. – 3 năm |
- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án, nhận xét tiết học.
Soạn giáo án buổi 2 Toán 6 chân trời bài 1: Số nguyên âm và tập hợp, GA word buổi 2 Toán 6 ctst bài 1: Số nguyên âm và tập hợp, giáo án buổi 2 Toán 6 chân trời sáng tạo bài 1: Số nguyên âm và tập hợp
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Toán 6 Chân trời sáng tạo
Tải giáo án khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo (có xem trước)
Tải giáo án Hóa học 6 chân trời sáng tạo (có xem trước)
Giáo án sinh học 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án công nghệ 6 Chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN XÃ HỘI 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án Giáo dục công dân 6 Chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN CÁC MÔN CÒN LẠI CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Mĩ thuật 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án Âm nhạc 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án Thể dục 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 6 cánh diều