Soạn giáo án buổi 2 Toán 6 CTST bài: Các phép tính với số thập phân
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Toán 6 bài: Các phép tính với số thập phân sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 2. CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN
- MỤC TIÊU
- Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức về phép cộng, trừ, nhân, chia số thập phân thông qua luyện tập các phiếu học tập.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực tư duy, sáng tạo: Vận dụng kiến thức giải các bài toán thực tế.
- Năng lực đặc thù:
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Biết cách cộng, trừ, nhân, chia hai số thập phân.
- Năng lực lập luận, tư duy: Tính được giá trị của biểu thức, tìm số thập phân chưa biết. Vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân trong thực tế.
3.Về phẩm chất:
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, yêu thích môn toán.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Vở, nháp, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
- b) Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi
- c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Đông - Tây – Nam – Bắc. Bên trong viết các ô phép nhân, phép chia, phép cộng, phép trừ phân số. GV mời một số HS chọn, trúng vào phép tính nào thì lấy ví dụ và đưa ra đáp án về phép tính đó. Bạn nào không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị đứng thụt dầu 10 cái.
- GV hướng dẫn HS ôn tập bài: Các phép tính với số thập phân.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT
- a. Mục tiêu: HS nhắc và nắm rõ phần lý thuyết. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
- b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
*Chuyển giao nhiệm vụ - GV gọi HS đứng dậy, đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết: + HS1. Cách cộng hai số thập phân âm và hai số thập phân khác dấu? + HS 2. Trình bày thực hiện phép nhân số thập phân? + HS 3. Trình bày thực hiện phép chia số thập phân? + HS 4. Trình bày tính chất của các phép tính với số thập phân? * Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi. * Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày yêu cầu của GV đưa ra. * Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. |
1. Cộng, trừ hai số thập phân + Cộng hai số thập phân âm · (-a) + (-b) = - (a + b) với a, b > 0 + Cộng hai số thập phân khác dấu: · (-a) + b = b – a nếu 0 < a b · (-a) + b = - (a – b) nếu a > b > 0 + Trừ hai số thập phân: a – b = a + (-b) 2. Phép nhân số thập phân + Nhân hai số cùng dấu: (-a) . (-b) = a . b với a, b > 0 + Nhân hai số khác dấu: (-a) . b = a . (-b) = - (a .b) với a, b > 0 3. Phép chia số thập phân + Chia hai số cùng dấu: (-a) : (-b) = a : b với a, b > 0 + Chia hai số khác dấu: (-a) : b = a : (-b) = - (a:b) với a, b > 0 4. Tính chất của các phép tính với số thập phân - Tính chất giao hoán: · a + b = b + a · a . b = b . a - Tính chất kết hợp: · (a + b) + c = a + (b + c) · (a . b) . c = a . (b . c) - Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a . (b + c) = a . b + a . c |
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập thường gặp về phép cộng, phép trừ số thập phân thông qua các phiếu bài tập.
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
- c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
- d. Tổ chức thực hiện:
*Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải dạng toán cộng, trừ hai số thập phân, cho học sinh thảo luận, tìm ra câu trả lời đúng.
Dạng 1. Cộng, trừ, nhân, chia hai số thập phân *Phương pháp giải: Áp dụng quy tắc cộng, trừ, nhân, chia hai số thập phân PHIẾU HỌC TẬP 1 Bài 1. Tính: a) 0,8 + 0,23 b) 0,17 + (- 1,36) c) (-0,076) + (- 0,61) d) (- 11,56) + 8,072 Bài 2. Tính: a) 0,14 – 1,5 b) 1,7 – (- 2,6) c) (- 3,2) – 0,65 d) – 1,6 – (- 3,17) Bài 3. Tính: a) 1,4 . 0,05 b) (-0,125) . (-1,6) c) (-2,4) . 0,25 d) 12,75 . (-0,4) e) 3,6 : 0,02 f) (-0,24) : (-0,625) g) (-127,5) : 0,5 h) 1,24 : (-0,25) Bài 4. Điền dấu ">", "<", "=" thích hợp vào ô trống: a) 539,6 + 73,945 ... 247,06 + 316,492 b) 35,88 + 19,36 ... 81,625 + 147,307 c) 487,36 - 95,74 ... 65,842 - (-325,778) d) 642,78 - 213,472 ... 100 - 9,99 Bài 5. Cho A = 0,3 + 0,5 + 0,7 + 0,9 + 1,1 + 1,3 + 1,5 + 1,7 và B = 0,2 + 0,4 + 0,6 + 0,8 + 1 + 1,2 + 1,4 + 2,2 Không cần tính giá trị cụ thể, hãy sử dụng tính chất phép toán để so sánh giá trị của A và B GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1. Đáp án: a) 1,03 b) – 1,19 c) – 0,686 d) – 3,488 Bài 2. Đáp án: a) – 1,36 b) 4,3 c) – 3,85 d) 1,57 Bài 3. Đáp án: a) 0,07 b) 0,2 c) - 0,6 d) - 5,1 e) 180 f) 0,384 g) – 255 h) - 4,96 Bài 4. a) 539,6 + 73,945 > 247,06 + 316,492 b) 35,88 + 19,36 < 81,625 + 147,307 c) 487,36 - 95,74 = 65,842 - (-325,778) d) 642,78 - 213,472 > 100 - 9,99 Bài 5. Ta thấy các số hạng của tổng A đều lớn hơn các số hạng của tổng B tương ứng nên A > B. |
*Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải dạng tính giá trị của biểu thức, cho học sinh thảo luận, tìm ra câu trả lời đúng.
Dạng 2. Tính giá trị của biểu thức *Phương pháp giải: + Thay các chữ cái x, y trong biểu thức bằng các số cho trước (nếu có) + Áp dụng các tính chất giao hoán, kết hợp,…quy tắc dấu ngoặc để tính nhanh giá trị của các biểu thức. PHIẾU BÀI TẬP 2 Bài 1. Thực hiện các phép tính: a) 31,2 . 1,8 - 315,4 : 415 b) 42 . 23,4 + 1746,4 : 236 c) 60500 : 25 : 4 Bài 2. Tính nhanh giá trị của các biểu thức sau: a) (- 3,8) + (-5,7) + 3,8 b) (- 31,4) + 18 – (-6,4) c) (3,1 – 2,5) – (- 2,5 + 3,1) Bài 3. Tính giá trị của các biểu thức sau với x = 1,5 ; y = -0,75 a) M = x + 2 . x . y – y b) N = (-0,3) : x – 1,8 : y GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1. a) 31,2 . 1,8 - 315,4 : 415 = 56,16 - 0,76 = 55,4 b) 42 . 23,4 + 1746,4 : 236 = 982,8 + 7,4 = 990,2 c) 60500 : 25 : 4 = 60500 : 100 = 605 Bài 2. a) (-3,8) + (-5,7) + 3,8 = [(-3,8) + 3,8] + (-5,7) = 0 + (-5,7) = -5,7 b) -31,4 + 18 – (-6,4) = (-31,4) + 18 + 6,4 = [(-31,4) + 6,4] + 18 = (-25) + 18 = -7 c) (3,1 – 2,5) – (-2,5 + 3,1) = 3,1 – 2,5 + 2,5 – 3,1 = 3,1 + (-3,1) + (-2,5) + 2,5 = 0 + 0 = 0 Bài 3. a) Thay x = 1,5 và y = -0,75 vào biểu thức M, ta được: M = 1,5 + 2 .1,5 . (-0,75) = 1,5 + (-2,25) + 0,75 = 2,25 + (-2,25) = 0 b) Thay x = 1,5 và y = -0,75 vào biểu thức N, ta được: N = (-0,3) : 1,5 – 1,8 : (-0,75) = (-0,2) – (-2,4) = (-0,2) + 2,4 = 2.2 |
*Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải dạng tìm số thập phân chưa biết, cho học sinh thảo luận, tìm ra câu trả lời đúng.
Dạng 3. Tìm số thập phân chưa biết *Phương pháp giải: Cần xác định quan hệ giữa các số trong các phép tính (xem lại cách tìm số chưa biết trong phép cộng, phép trừ, phép nhân và phép chia). PHIẾU BÀI TẬP 3 Bài 1. Tìm x, biết: a. x – 0,35 = - 0,15 b. 1,6 – x = - 0,2 c. x + 2,5 = 1,3 d. (-0,14) + x = -2,2 Bài 2. Tìm x, biết: a. 0,35 . x = -0,14 b. (-1,25) . x = -1,2 c. (-3,25) : x = 6,5 d. x : (-1,25) = -0,4 Bài 3. Tìm x, biết: a. (-1,5) . x = 2,16 b. x : (-1,05) = 2,4 c. (-0,375) : x = (-6,3) : 8,4 d. (-5,1) . x = 0,69 . (-8,5) GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1. a. x – 0,35 = - 0,15 b. 1,6 – x = - 0,2 x = -0,15 + 0,35 x = 1,6 – (-0,2) x = 0,2 x = 1,6 + 0,2 = 1,8 c. x + 2,5 = 1,3 d. (-0,14) + x = -2,2 x = 1,3 – 2,5 x = -2,2 + 0,14 x = -1,2 x = -2,06 Bài 2. Thực hiện tương tự bài 1, ta có đáp án a. x = -0,4 b. x = 0,96 c. x = -0,5 d. x = 0,5 Bài 3. Thực hiện lần lượt các phép tính nhân chia trước, cộng trừ sau, rồi tìm giá trị của x, ta có đáp án: a. x = -1,44 b. x = -2,52 c. x = 0,5 d. x = 1,15 |
*Nhiệm vụ 4: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải dạng toán vận dụng các phéo tính với số thập phân trong thực tế, cho học sinh thảo luận, tìm ra câu trả lời đúng.
Dạng 4. Bài toán thực tế *Phương pháp giải: Vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân trong thực tế. PHIẾU BÀI TẬP 4
Bài 1. Ba xe ô tô chở gạo: xe thứ nhất chở 4,3 tấn, xe thứ hai chở được 3,5 tấn, xe thứ ba chở hơn mức trung bình của cả 3 xe là 0,2 tấn. a) Xe thứ ba chở được bao nhiêu tấn gạo? b) Cả ba xe chở được bao nhiêu tấn gạo? Bài 2. Để di chuyển giữa các tầng của tòa nhà bệnh viện, người ta sử dụng thang máy tải trọng tối đa 0,55 tấn. 12 người gồm bệnh nhân và nhân viên y tế, trung bình mỗi người cân nặng 45,5 kg, có thể đi cùng thang máy đó trong một lần được không? Vì sao? Bài 3. Một người đi từ địa điểm A đến địa điểm B qua địa điểm O với vận tốc 3, 4km/h trong khoảng thời gian 72 phút. Tính độ dài quãng đường AB. Bài 4. Theo tổ chức y thế Thế giời (WHO), chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam là 1,637m, thấp hơn chiều cao trung bình của nam giới trên thế giới là 13cm. Chiều cao trung bình của nữ giới Việt Nam là 1,53m thấp hơn chiều cao trung bình của nữ giới trên thế giới là 10,7cm. Tính chiều cao trung bình của nam giới và nữ giới trên thế giới. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1. Bài giải: a) Số gạo xe thứ nhất và xe thứ hai chở được là: 4,3 + 3,5 = 7,8 (tấn) Trung bình mỗi xe chở được là: (7,8 + 0,2) : 2 = 4 (tấn) Xe thứ ba chở được số gạo là: 4 + 0,2 = 4,2 (tấn) b) Cả ba xe chở được số gạo là: 7,8 + 4,2 = 12 (tấn) Bài 2. Số cân nặng của 12 người khoảng: 12 . 45,5 = 546 (kg) Có 546 kg = 0,546 tấn < 0,55 tấn nên 12 người có thể đi cùng thang máy đó trong 1 lần Bài 3. Đổi: 72 phút = 1,2 giờ Độ dài của quãng đường AB là: 3,4 . 1,2 = 4,08 (km) Bài 4. Ta có: 13cm = 0,13m; 10,7cm = 0,107m Chiều cao trung bình của nam giời trên thế giới là: 1,637 + 0,13 = 1,767 (m) Chiều cao trung bình của nữ giới trên thế giới là: 1,53 + 0,107 = 1,637 (m) |
- HS lần lượt suy nghĩ và đưa ra lời giải cho các phiếu bài tập.
- GV mời một số học sinh lên bảng trình bày, cả lớp chữa bài, chốt đáp án đúng.
Soạn giáo án buổi 2 Toán 6 chân trời bài: Các phép tính với số thập phân, GA word buổi 2 Toán 6 ctst bài: Các phép tính với số thập phân, giáo án buổi 2 Toán 6 chân trời sáng tạo bài: Các phép tính với số thập phân
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Toán 6 Chân trời sáng tạo
Tải giáo án khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo (có xem trước)
Tải giáo án Hóa học 6 chân trời sáng tạo (có xem trước)
Giáo án sinh học 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án công nghệ 6 Chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN XÃ HỘI 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án Giáo dục công dân 6 Chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN CÁC MÔN CÒN LẠI CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Mĩ thuật 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án Âm nhạc 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án Thể dục 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 6 cánh diều